Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÊN TRONG (THẤT TÌNH)



1. Bảy thứ tình chí gây ra do những rối loạn về tâm lý, tình cảm.
Đó là: Vui, giận, buồn, nghĩ, lo, kinh sợ.
2. Tình chí bị kích độnghay những sang chấn tinh thần gây ra mất thăng bằng về âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc mà gây ra các bệnh nội thương như cao huyết áp, suy nhược thần kinh, loét dạ dày, tá tràng…..
3. Thất tình và tạng phủ có liên quan mật thiết.
- Tình chí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hoá ra thất tình, can sinh ra giận giữ, tâm sinh ra vui mừng, tỳ sinh ra suy nghĩ, phế sinh ra lo lắng, thận sinh ra kinh sợ.
- Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của phủ tạng: Giận hai can, vui quá hại tâm, nghĩ hại tỳ, lo hại phế, sợ hại thận. Đặc biệt thất tình làm ảnh hưởng tới khí của phủ tạng; giận làm khí thăng ( cáu gắt). Vui thì kí hoãn, buồn thì khí tiêu, sợ thì khí hạ.
4. Thất tình đặc biệt hay gây các chưúng bệnh cho 3 tạng: Tâm, can, tỳ
 Tâm: Kính quý, chính xung, mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, hoang tưởng, cười nói luyên thuyên, thao cuồng, điên cuồng….
 Can: Tinh thần uất ức, hay cáu gắt, mạng sườn đầy tức, phụ nữ đau vú, kinh nguyệt không đều, thống kinh.
 Tỳ: Ăn uống kém, không muốn ăn, bụng đầy, đại tiện thất thường, phụ nữ bế kinh, phong huyết….
- Gây sốt: Sốt cao, phiền táo, mặt đỏ, nước tiểu đỏ, khát họng, họng đỏ sưng đau.
- Gây viêm nhiệt ở phần trên: Như tâm hoả gây loét lưỡi: Vị hoả gây sưng lợi, can hoả gây mắt đỏ, sưng đau.
b) Hoả hay dốt tân dịch: Gây khát nước, miệng  khô,lưỡi khô, táo, nặng có thể nói mê sảng, hôn mê.
c) Hoả hay gây chảy máu ( bức huyết vong hành), phát ban do nhiệt, làm tổn thương mạch lạc như lôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, ban chẩn trong các bệnh truyền nhiễm.

Theo: Tài Liệu Y Học Cổ Truyền

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÊN NGOÀI (LỤC DÂM, LỤC TÀ)




- Sáu thứ khí: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt), khi trở thành nguyên nhân gây bệnh gọi là lục dâm, lục tà.
 - Gây ra những bệng ngoại cảm (bệnh do bên ngoài đưa tới) như bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, đau dây thần kinh ngoại biên do lạnh…
 - Luôn luôn quan hệ với thời tiết: phong: mùa xuân, hàn: mùa đông, thử: mùa hè, táo: màu thu.
 - Sau thứ khí hay phối hợp với nhau, mà phong hay xuất hiện hơn cả, làm bệnh có tính chất đa dạng như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp…
 - Cần phân biệt chứng phong, hàn, thấp, táo, hoả do lục khí gây ra (ngoại phong, ngoại hàn, ngoại thấp, ngoại táo, ngoại hoả) với các chứng phong hàn,  thấp, táo, hoả do trong cơ thể sinh ra (nội phong, nội hàn, nội thấp, nội táo, nội nhiệt).
1. Phong
          Phong có hai loại: ngoại phong là gió, chủ khí về xuân nhưng màu nào cũng gây bệnh, hay phối hợp với các khí khác: hàn, thấp, nhiệt thành phong hàn, phong thấp, phong nhiệt. Nội phong sinh ra do công năng của tạng can bất thường (can phong) xuất hiện các chứng: co giật, chóng mặt, hoa mắt…
1.1.  Đặc tính của phong
- Phong là dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể (đầu, mặt),và ở phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết: ra mồ hôi, sịư gió, mạch phù…
- Phong hay di động và biến hoá: bệnh do  phong hay di chuyển như đau các khớp, đau chỗ này chỗ khá, ngứa nhiều chỗ lên gọi là “phong động” biến hoá bệnh nặng, nhẹ mau lẹ.
1.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong
a. Phong hàn
 - Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù.
 - Đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh.
 - Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh.
b. Phong nhiệt
 - Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
 - Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng.
 - Viêm khớp cấp.
c. Phong thấp
 - Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp.
 - Đau các dây thần kinh ngoại biên.
1.3. Chứng nội phong (can phong)
 Do can khí thực kích động đến cân hay do can huyết hư không nuôi dưỡng cân:
  - Sốt cao co giật
  - Bệnh cao huyết áp do can thận âm hư làm can dương nôi lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…
  - Các tai biến mạch máu não do nhũn não, chảy máu não do can huyết hư gây các chứng: liệt nửa người, chân tay co quắp…
2. Hàn
     Hàn có hai loại: ngoại hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông gây ra bệnh ở cơ thể bằng 2 cách: thương hàn là hàn phạm vào phần cơ biểu bên ngoài, trúng hàn là hàn trực trúng vào tạng phủ. Nội hàn là do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh.
2.1. Đặc tính của hàn
  - Hàn là âm tà hay tổn thương dương khí: như hàn phạm vào da cơ, vệ khí bị yếu gây cảm mạo, hàm phạm vào tỳ vị làm tỳ dương hư không vận hoá được đồ ăn gây ỉa chảy, tay chân lạnh.
 - Hàn hay ngừng trệ, hay gây đau tại chỗ: hàn xâm phạm vào cơ thể gây khi huyết ứ trệ, không thôn gây đâu như đau dạ dày do trời lạnh, cước làm xung huyết gây đau.
 - Hàn hay gây co rút,  làm bế tắc lại, như lạnh gây co cứng cơ, đau vay gáy, đau lưng, viêm đại tràng co thắt do lạnh, chuột rút các cơ do lạnh…
2.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do hàn
          - Phong hàn: đã trình bày ở phần phong
          - Hàn thấp: đi ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh.
2.3. Chứng nội hàn: Thường do dương hư
a. Tâm phế dương
 - Chứng tắc động mạch vành, mùa lạnh hay gặp.
 - Hen kèm với những triệu chứng dương hư, vì thận dương hư không nạp phế khí.
b. Tỳ vị hư hàn
  Ăn kém, đầy bụng, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, mạch trầm trì, trầm nhược.
c. Thận dương hư
          Người già sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần…
          Chứng nội hàn do dương khí kèm, thì vệ khí cũng kém hay gây cho người ta dễ dàng bị cảm lạnh.
3. Thử (nắng), chủ khí về mùa hè
3.1 Đặc tính của thử
          - Thử là dương tà hay gây sốt và hiện tượng viêm nhiệt, khát, mạch hồng, ra mồ hôi.
          - Thử hay đi lên trên, tản ra ngoài (thăng tán) làm mất tân dịch: gây ra mồ hôi nhiều, mất nước và điện giải có thể gây hôn mê, truỵ mạch.
          - Hay phối hợp với thấp lúc cuối hạ sang thu gây ra các chứng ỉa chảy, lỵ.
3.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do thử
a. Thử nhiệt:nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi là trúng thử.
          - Thương thử: sốt về mùa hè, vật vã, khát, mỏi mệt.
-  Trúng thử: Say nắng: nhẹ thì hoa  mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, khò khè ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh.
b) Thử thấp: Đi ỉa chảy về cuối mùa hè, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng.
4. Thấp( Độ ẩm thấp)
Thấp gồm hai loại: Ngoại thấp, độ thấp chủ khí về cuối mùa hạ, hay gặp ở nơi ẩm thấp, và những người làm việc ở nơi thấp, nội thất di tỳ hư vận hoá giảm sút, tân dịch đình lại gây thấp.
4.1. Đặc tính của thấp.
- Thấp hay gây ra chứng nặng nề như đau khớp chân tay mình mẩy nặng nề, cảm mạo do cảm lạnh kèm thêm thấy mỏi nhừ toàn thân.
- Hay bài tiết ra các chất đục ( thấp trọc), như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước dục trong bệnh chàm.
- Thấp hay gần dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó ( sáp) khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như phong thấp.
- Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành.
- Thấp làm dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưỏng đến sự vận hoá thuỷ thấp gây chứng phù thũng, ảnh hưởng đến vận hoá dồ ăn gây cá chứng bệnh về tiêu hoá như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn.
4.2. Các chứng bệnh hay gặp do phong thấp.
- Phong thấp: Đã nêu ở phần phong.
- Hàn thấp: Đã nêu ở phần hàn.
- Thấp chẩn: Bệnh chàm.
- Thấp nhiệt: Gồm tất cả các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết liệu sinh fục và tiêu hoá, như viêm gan, viêm đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo âm đạo, viêm bàng quang…
4.3. Chứng nội thấp (Do tỳ hư không vậm hoá được thuỷ thấp).
Ở thương tiêu: Đầu nặng, hoa mắt, tức ngực, chậm  tiêu, miệng dính, ỉa chảy, chân tay nặng nề, mệt.
Ở hai tiêu: Phù ở chân, nước tiêut ít, đục, phụ nữ ra khí hư ( đới hạ).
5. Táo
Táo có hai loại: Ngoại táo là độ khô chủ khí về mùa thu, xâm nhập bắt đầu từ mũi, miệng, phế và vị khí vào bên trong cơ thể chia làm hai thể: ôn táo và lương táo, nội táo do tân dịch, khí, huyết áp giẩm sốt gây ra bệnh.
5.1. Đặc tính của táo.
Tính khô hay làm tổn thương tân dịch: Mũi khô, họng  khô, da khô, đại tiện táo, nước tiểu ít, ho khan ít đờm.
5.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do táo.
Lương táo: Sốt, sợ lạnh, đau đầu không có mồ hôi, họng khô, ho đờm ít hay gặp do chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu.
Ôn táo: Sốt cao, ít sợ lạnh, đau đầu, đau ngực, mũi khô, miệng khát, tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, hay gây chứng mất tân dịch và điện giải ( Âm hư, huyết nhiệt) dễ gây biến chứng nhiễm độc thần kinh và vận mạch: Nói làm nhảm, vật vã, hôn mê, suất huyết, viêm não…..
5.3. Chứng nội táo.
Do bẩn tố tạng nhiệt, dùng quá lâu ngày thuốc đắng, thuốc hạ, bệnh sốt cao kéo dài lâu ngày làm tân dịch bị hao tổn, gây ra các chứng khát, da, tóc lông khô, táo gầy…..
6. Hoả.
Hoả và nhiệt giống nhau là một khí trong lục dâm, như các khí khác như phong, thấp, hàn, táo cũng có thể hoá hoả, ngoài ra các tạng phủ, tình chí cũng biến hoả, như can hoả, tâm hoả, đờm hoả….
Cần phân biệt chứng hư hoả ( hư nhiệt) với chứng hoả do bên ngoài đưa tới ( thực nhiệt).
6.1. Đặc tính của hoả
a) Hoả hay gây sốt và chứng viêm nhiệt.
- Gây sốt: Sốt cao, phiền táo, mặt đỏ nước tiểu đỏ, khát họng đỏ sưng đau.
- Gây viêm nhiệt ở phần trên: Như tâm hoả gây loét lưỡi; vị hoả gây sưng lợi, can hoả gây mắt đỏ, sưng đau.
b) Hoả hay đốt tân dịch: Gây khát nước, miệng khô, lưỡi khô, táo, nặng có thể nói mê sảng, hôn mê.
c) Hoả hay gây chảy máu ( bức huyết vong hành), phát ban do nhiệt, làm tổn thương mạch lạc như nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, ban chẩn trong các bệnh truyền nhiễm.
6.2.Các chứng bệnh hay xuất huyết do hoả.
a) Hoả độc, nhiệt độc.
- Hay gây ra các bệnh nhiễm trùng: Mụn, nhọt, viêm họng, viêm phổi…
- Gây các bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát không có hoặc có biến chứng gây mất nước, nhiễm độc thần kinh, chảy máu, mặt đỏ, sợ nóng, khát, táo, tiểu tiện ít đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, chất lưỡi đỏ giáng, mạch nhanh, có thể thấy mê sảng, hôn mê hoặc nôn ra máu, chảy náu cam…
b) Thấp nhiệt
c) Phong nhiệt
d) Táo nhiệt                   Đã trình bày ở các phần: Phong, thấp, táo, thử.
e) Thử nhiệt
6.3. Chứng hư nhiệt: Do âm hư sinh nội nhiệt: Gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, nhức xương, ra mồ hôi trộm, ho khan, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không có rêu.

 Tài liệu Y Học Cổ Truyền

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO


Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là TBMMN là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: phát hiện đột ngột, hôn mê và bán thân bất toại.
Bệnh có thể chia làm 2 loại:
- Xuất huyết não: bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng.
- Nhũn não: bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch máu.
Trừ thể xuất huyết dưới màng cứng, sách Y học cổ truyền Đông phương gọi một tên chung là chứng “TRÚNG PHONG”.
Nhận thức của Đông y đối với bệnh tai biến mạch máu não:
Đông y đã có nhận thức sớm về bệnh này. Cách đây hơn 2000 năm, trong trước tác đông y như “Linh khu” đã ghi các chứng “Kích bộc” “Thiên khô” “Phong phì” có các triệu chứng ghi như: đột nhiên hôn bộc, một nửa người không cử động tự chủ. Và chứng “Đại quyết” trong sách Tố Vấn ghi về cơ chế bệnh là do khí huyết cùng thượng nghịch, và nói đến tiên lượng bệnh là “Khi hồi phục (phản phục) được là sống, còn không phản phục được là chết”. Sách “Kim quỹ yếu lược” của Trương Trọng Cảnh đời Hán mệnh danh là chứng “Trúng phong” và mô tả các triệu chứng của trúng phong như sau: bán thân bất toại, mồm méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự, sách đời Đường (701-704) và đời Tống (973-1093) nhận thức về nguyên nhân bệnh là do tích tuổi hư tổn. Y gia các thời đại sau bổ sung thêm nhiều luận thuyết về nguyên nhân như Lưu Hà Gian cho là do “hỏa”, Lý Đông Viên cho là “lý hư”, Chu Đan Khê cho là “đàm nhiệt”. Các học gia sau này như Trương Giới Tân (đời Minh) Diệp Thiên Sỹ (đời Thanh) đều cho rằng là do “nội thương” “tích tổn” mà thành chứ không phải do phong tà bên ngoài xâm nhập cơ thể.
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách “Nội kinh” nói: “Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên”, và “huyết khí cùng thượng nghịch”, phía trên là chỉ não là một trong những phủ kỳ hằng, là bể của tủy, khí của não, là thông với thận. Ngoài mặt nhận thức bệnh biến là ở não, đông y cũng nhận thức bệnh có liên quan đến nhiều tạng phủ khác như Can, Thận, Tâm, Tỳ, Vị …
Còn việc phân loại “trúng kinh lạc” và “trúng tạng phủ” cũng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng nặng nhẹ mà phân loại: nhẹ là trúng kinh lạc, nặng là trúng tạng phủ.
Triệu chứng trúng kinh lạc thường là: chân tay tê dại, mồm méo, hoặc nói khó, bán thân bất toại nhưng không có hôn mê.
Triệu chứng trúng tạng phủ thì bệnh nặng mê man hoặc hôn mê bất tỉnh, các triệu chứng lâm sàng nặng hơn.
Kết hợp với nhận thức của YHHĐ, trước tiên cần xác định là chứng trúng phong do xuất huyết não hay do nhũn não, nếu do xuất huyết não thì dùng phép “thanh nhiệt thông phủ bình can” tức phong hoạt huyết chỉ huyết là chính, còn nếu là nhũn não phép chữa chủ yếu là “ích khí hóa ứ” dưỡng âm hoạt huyết là chính. Đông y còn cho rằng “trúng phong” là chứng bệnh dẫn đầu trong 4 loại bệnh lớn nội khoa và gắn triệu chứng bệnh với các tạng phủ cùng tiên lượng bệnh như sau: “mồm há, tay buông thõng là Tỳ tuyệt, mắt nhắm là Can tuyệt, hôn mê bất tỉnh, mũi phập phồng là Phế tuyệt, đái dầm là Thận tuyệt, lưỡi ngắn không nói được là Tâm tuyệt, nấc cụt không dứt là bị Khí tuyệt”.
Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, gần đây phát hiện số bệnh nhân 30 - 40 tuổi là không ít nhưng số trên 50 tuổi vẫn nhiều, chiếm trên 60%. Báo cáo của Hoàng Bỉnh Sơn năm 1986, trong số 600 b/n TBMMN, số bệnh nhân trên 41 tuổi chiếm 96,2%. Điều này nói rõ là thể chất con người trên 40 tuổi thường chuyển từ thịnh sang suy và TBMMN thường liên quan đến các bệnh mà người trên 40 hay mắc như xơ mỡ mạch, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh béo phì … mà các bệnh này thường là “hư chứng” hoặc trong hư kiêm thực chứng là phù hợp với nhận thức của YHCT đã ghi trong sách “Nội kinh”: “Người 40 là khí âm còn một nửa, đứng ngồi yếu”. Do đó càng thấy rõ TBMMN là một bệnh nội thương mà bản chất bệnh là hư chứng. Những tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những kích động tâm thần đột ngột (stress) làm cho Can phong nội động, khí huyết nghịch loạn, hoặc uống rượu nhiều, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích trệ tại tỳ vị, tích cũng hóa nhiệt gây phong động, nói lên bệnh bản chất hư nhưng thường kiêm phong, đàm, nhiệt, ứ là vì vậy.
A- XUẤT HUYẾT NÃO: (Hémorragie cerébrate cerebral hemorrohage).
Não xuất huyết là do thành động mạch não bị bể và máu chảy vào tổ chức não sinh bệnh. Bệnh thường gặp ở tuổi trên 50 có huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch. Nam nhiều hơn nữ. Bệnh khởi phát đột ngột, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hôn mê, liệt tay chân, méo mồm.
1- Triệu chứng lâm sàng:
Xuất huyết não thường xảy ra trong lúc bệnh nhân đang tỉnh táo, thường có liên quan đến trạng thái tinh thần bị kích động đột ngột (trạng thái quá tức giận, quá lo lắng, quá vui, quá buồn đau hoặc dùng lực quá mạnh làm cho huyết áp tăng đột ngột gây nên).
a- Giai đoạn cấp diễn:
- Bệnh nhân đau đầu đột ngột, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một bên người yếu hoặc liệt, ý thức lú lẫn dần dần đến hôn mê, sắc mặt nóng đỏ, cổ gáy cứng, mồm méo, liệt mặt, chảy nước dãi, thở nặng sâu, cổ khò khè, bụng đầy táo bón. Phần lớn bệnh nhân sốt, huyết áp cao, mặt lưỡi nhiều ứ huyết, dưới lưỡi nổi gân xanh, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc vàng khô, mạch huyền sắc đại.
- Bệnh nhẹ thì lúc tỉnh lúc mê, thân lưỡi cứng nói không rõ tiếng, bán thân bất toại, tay chân run giật.
- Bệnh nặng thì hôn mê sâu, sắc mặt tái nhợt, chân tay liệt mềm, mình mẩy lạnh ướt, hơi thở ngắn nhanh hoặc ngắt quãng, huyết áp hạ, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng chậm hoặc mất hẳn, tiêu tiểu không tự chủ, mạch hư đại vô căn.
- Đối với những người có bệnh huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, xơ cứng động mạch não, béo phì thường có những triệu chứng báo trước như đau cổ đầu, chóng mặt, tay chân tê dại, chảy máu cam, xuất huyết võng mạc mắt.
b- Giai đoạn hồi phục:
Sau một thời gian hôn mê từ mấy ngày đến mấy tuần thì bệnh nhân trở lại tỉnh táo, có thể nuốt và uống nước được, hơi thở ổn định, sức khỏe chung tốt dần, chân tay liệt có cử động hồi phục dần.
c- Giai đoạn di chứng:
Thường sau trên 6 tháng mắc bệnh, tình hình hồi phục chậm lại và để lại những di chứng mức độ khác nhau như liệt chi, chân tay cơ bắp teo gầy, run giật và đau nhức, trí lực giảm sút hoặc đần độn.
2- Chẩn đoán bệnh: Dựa vào các tiêu chuẩn sau:
a- Tuổi trên 40, bệnh phát đột ngột.
b- Có những triệu chứng: hôn mê, liệt nửa người, méo mồm.
c- Có tiền sử huyết áp cao.
d- Áp lực nước não tủy tăng, xét nghiệm nước não tủy có máu đỏ (nếu lâm sàng đủ để xác định chẩn đoán, không cần chọc nước não tủy).
e- Nếu có điều kiện làm siêu âm sọ não, làm điện não đồ, chụp mạch não, chụp cắt lớp não (CT) để xác định chẩn đoán.
3- Phân tích về nguyên nhân và cơ thể bệnh theo YHCT:
Bệnh xuất huyết não phát bệnh đột ngột nhưng hình thành bệnh là một quá trình. Theo YHCT, sự hình thành bệnh có liên quan đến các yếu tố bệnh lý sau:
a- Phong: tức “Can phong”, lâm sàng có triệu chứng hoa mắt váng đầu, chân tay run giật do can thận âm hư, thủy không dưỡng mộc, can dương thịnh hóa phong => sinh bệnh. Ngoài ra, tình chí u uất hóa hỏa, đặc biệt lao tâm suy nghĩ nhiều, tâm hỏa thịnh, hoặc giận dữ kích động can hỏa, hoặc ăn uống nhiều chất béo, mỡ tích trệ hóa đều dẫn đến Can phong nội động.
b- Hỏa: Can dương thịnh, trường vị nhiệt kết thường biểu hiện mặt đỏ, bứt rứt dễ cáu gắt, đại tiện táo kết.
c- Đàm: Thường do thích ăn nhiều chất béo mỡ hoặc nghiện rượu, tỳ vị tích trệ, tân dịch tích tụ sinh đàm, hoặc uất giận ưu tư nhiều quá khí trệ sinh đờm cũng là nguyên nhân thường gặp. Trên lâm sàng biểu hiện ngực tức buồn nôn, khạc ra đờm dãi, thân mình hoặc tay chân tê dại hoặc có những cơn hoa mắt váng đầu.
d- Ứ huyết: Nguyên nhân huyết ứ thường là do khí trệ, ngoài ra âm hư huyết ít, khí hư vận hóa suy giảm cũng gây nên huyết ứ.
Thực ra 4 yếu tố gây nguy cơ tai biến xuất huyết não trên đây đều có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau và là nguyên nhân của nhau.
Bệnh xuất huyết não là một bệnh mang tính chất khí hư tà khí thực mà trong giai đoạn cấp biểu hiện chủ yếu là tà thực, nhưng do chính khí vốn hư nên tà khí dễ làm hao tổn nguyên khí → dễ dẫn đến tử vong trong trạng thái hư thoát (dương hư, âm hư hoặc khí âm hư, âm dương đều hư). Đến thời kỳ hồi phục và giai đoạn di chứng thì tà khí đã bị đẩy lùi (nhờ các biện pháp cấp cứu và chính khí thắng tà khí) nhưng chính khí hư tổn là chính chủ yếu là khí âm hư mà huyết ứ vẫn còn tồn đọng tại kinh mạch, cho nên trong điều trị biện chứng cần lưu ý:
4- Biện chứng luận trị:
Biện chứng luận trị chủ yếu theo 3 giai đoạn lâm sàng:
a- Giai đoạn cấp tính:
Thường trong thời gian 1-2 tuần đầu của bệnh mà triệu chứng chủ yếu là hôn mê. Thời gian hôn mê càng dài, càng sâu thì tiên lượng bệnh càng kém. Do thể chất người bệnh, tình hình bệnh lý khác nhau mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, có thể chia làm 2 thể bệnh: chứng bế và chứng thoát.
@ Chứng bế:
- Triệu chứng chủ yếu: hôn mê, liệt nửa người, méo mồm, mắt trợn ngược, mặt đỏ, người nóng sốt, hàm răng nghiến chặt, đờm nước rãi nhiều, họng khò khè, thở thô, mũi ngáy, tay chân co cứng, tiêu tiểu không thông, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền hoạt sác, gọi là chứng “dương bế” thường gặp trong giai đoạn cấp.
- Phép chữa: Khai bế tỉnh não, hoạt huyết chỉ huyết.
- Huyệt châm: Chích nặn máu các huyệt: Trung xung, Bách hội, Tứ thần thông (hoặc dùng 12 huyệt tĩnh) kết hợp chích Nhân trung, Thừa tương, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Lao cung, Thái xung, Dũng tuyền. Hoặc dùng Nội quan, Nhân trung, Tam âm giao, Hợp cốc, Ủy trung. Chủ yếu dùng phép tả, ngày 1 đến 2 lần, không lưu kim cho đến khi tỉnh và tùy tình hình bệnh thay đổi chọn huyệt.
- Thuốc thường dùng “An cung ngưu hoàng hoàn” “Chí bảo đơn” hoặc “Tứ tuyết đơn” (1-2 g x 2-4 lần/ngày). “An cung ngưu hoàng hoàn” và “Chí bảo đơn” mỗi lần uống 2 - 4 g, ngày 2 - 4 lần, tán nhỏ, hòa nước sôi, uống hoặc bơm bằng sonde.
+ Hoạt huyết chỉ huyết dùng bài “Tê giác địa hoàng thang” (bột sừng trâu 20g, Sinh địa 16-20 g, Xích thược 12-16 g, Đơn bì 12-16 g).
+ Đối với chứng dương bế (nhiệt bế) có thể dùng bài thuốc sau có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bình can tức phong, an thần hoạt huyết:
Sinh địa 10-15g, Chi tử 10g, Hoàng cầm 10g, Toàn qua lâu 15-20g, Mang tiêu 10g, Bột sừng trâu 15-25g, Thạch quyết minh 15g, Câu đằng 15g, Xích thược 15g, Đơn sâm 15g, Tam thất bột 6g, Chích thảo 3g, Trúc lịch (nước) 30ml. Ngày sắc uống thang, tùy chứng gia giảm.
+ Đối với chứng âm bế (thường gặp ở bệnh nhân vốn dương hư đàm thịnh hàn đàm làm bế tắc thanh khiếu) dùng phép chữa: Ôn thông khai khiếu.
Bài thuốc: “Tô hợp hương hoàn” mỗi lần uống 2-4 g, 1-2 lần uống với nước Tế tân 3g, Gừng tươi 3-5 lát.
+ Trường hợp triệu chứng dương hư nặng (sắc mặt tái nhợt, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, mạch vị hoặc phù tế mà huyền) gia Phụ tử, Hoàng kỳ, gia thêm Xuyên khung, Tô mộc, Đương quy, Bạch cương tàm, Ngưu tất, Tế tân để hoạt huyết thông lạc. Trường hợp hôn mê cấm khẩu, đờm thịnh, chính khí dục thoát cần dùng bài “Tam sinh ẩm” (Sinh nam tinh, Sinh bán hạ, Sinh phụ tử mỗi thứ 10g) gia Nhân âm 15-30g, sắc uống cấp, chống hư thoát. Lúc này châm thêm Nhân trung, Hợp cốc, Túc tam lý, Dũng tuyền để hồi dương cứu nghịch.
@ Chứng thoát:
- Triệu chứng chủ yếu: Đột nhiên ngã quỵ hoặc do chứng bế chuyển thành, có triệu chứng hôn mê bất tỉnh, sắc mặt tái nhợt, mắt nhắm, mồm há, hơi thở ngắn gấp hoặc có lúc ngưng thở, tay buông thõng, tứ chi lạnh, toàn thân ướt lạnh, tiêu tiểu không tự chủ, chân tay liệt mềm, lưỡi rút ngắn, mạch vi dục tuyệt hoặc hư đại vô căn, huyết áp hạ. Thường chứng thoát là âm dương, khí huyết đều hư hoặc do bệnh nhân nguyên khí vốn rất hư đột quỵ là xuất hiện chứng thoát, hoặc là diễn tiến xấu đi của chứng bế, cho nên trong quá trình cấp cứu chứng bế nếu phát hiện 1, 2 triệu chứng của chứng thoát, cần chuyển hướng chữa cấp cứu kịp thời mới hy vọng cứu sống bệnh nhân.
- Phép chữa chủ yếu: Hồi dương cứu thoát.
- Bài thuốc cơ bản: “Sâm phụ thang” (Nhân sâm, Phụ tử mỗi thứ 15-30 g)
Trường hợp ra mồ hôi không dứt gia Long cốt, Mẫu lệ mỗi thứ 30-60 g.
Âm dương đều thoát, dùng “Sinh mạch âm hợp sâm phụ thang” gia Sơn thù, Bạch thược, Long cốt, Mẫu lệ. Đây là trường hợp cấp cứu trụy tim mạch, không thể dùng thuốc uống được mà phải tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch. Ở Trung quốc dùng thuốc chích Sâm mạch (Nhân sâm, Mạch môn) mỗi lần 4-10 ml gia vào dung dịch Glucose 5% 20 ml chích tĩnh mạch 2-3 lần, sau đó tiếp tục dùng dịch Sâm mạch 10-20 ml cho vào dung dịch Glucose 10% 250-500 ml nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến khi trạng thái choáng được cải thiện, huyết áp ổn định. Và sau đó tiếp tục dung dịch Sâm phụ mỗi lần 40-100 ml gia vào 10% Glucose 250-500 ml nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2 lần tùy tình hình bệnh mà duy trì dùng trong 7-10 ngày. Ta chưa có thuốc tiêm Sâm mạch nên phải cấp cứu chứng thoát theo phương pháp y học hiện đại.
- Kết hợp châm cứu: Chủ yếu cứu các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Thần khuyết, Dũng tuyền.
b- Giai đoạn hồi phục:
Sau thời gian cấp tính khoảng 1-2 tuần và kinh qua điều trị tích cực chứng bế hoặc chứng thoát, bệnh nhân qua cơn nguy kịch chuyển sang giai đoạn hồi phục. Bệnh lý chủ yếu ở giai đoạn này là chứng hư kiêm huyết ứ đàm trệ ở kinh lạc mà phần lớn là thể khí hư huyết ứ.
- Triệu chứng chủ yếu: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng xạm, liệt nửa người, chất lưỡi xám nhợt hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế nhược hoặc tế sáp hoặc hư đại, huyết áp thường không cao hoặc không cao.
- Phép chữa: Bổ khí hóa ứ, thông lạc.
- Bài thuốc: “Bổ dương hoàn ngũ thang”
Sinh Hoàng kỳ 30-60g, Xích thược 8-12g, Đương quy 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Địa long 6-8g. Sắc uống.
- Gia giảm:
+ Thận hư gia Can địa hoàng, Sơn thù, Nhục thung dung, Ngưu tất, Tang ký sinh, Đỗ trọng.
+ Huyết áp cao gia Thanh mộc hương, Thảo quyết minh, Phòng kỷ.
+ Chân tay hồi phục chậm gia Đơn sâm, Xuyên giáp hoạt huyết, Quất hồng, Thanh bì hóa đàm thông lạc.
- Một số bài thuốc khác như:
1/ Dịch thông mạch sơ lạc gồm: Hoàng kỳ, Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm dùng truyền tĩnh mạch.
2/ Cố bản phục nguyên thang gồm: Hoàng kỳ, Đơn sâm, Kê huyết đằng, Hoàng tinh, Hải tảo, Huyền sâm, thích hợp với thể âm hư. Ngoài ra bệnh viện Bắc kinh có chế bài thuốc uống gồm có độc vị Thủy điệt (con đỉa) dùng có kết quả.
* Đối với thể âm hư dương thịnh (liệt nửa người, sắc mặt đỏ, đau đầu chóng mặt, bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch huyền sác …) có thể dùng bài “Kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia Thạch quyết minh, Câu đằng, Đơn sâm, Xích thược để tư âm tiềm dương, hoạt huyết thông lạc.
c- Giai đoạn di chứng:
Thường sau 6 tháng, sự hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường.
Bệnh lý ở giai đoạn này cơ bản là giống giai đoạn hồi phục chủ yếu là hư chứng (tùy từng bệnh nhân mà biểu hiện thiên về khí hư, huyết hư, âm hư hoặc dương hư) kiêm khí huyết ứ trệ hoặc đàm thấp trở lại, nên phép chữa vẫn cần chú ý bổ ích khí huyết, tư âm tiềm dương, hành khí hóa ứ, sơ thông kinh lạc.
Đối với giai đoạn này cũng như giai đoạn hồi phục, ngoài việc dùng thuốc ra, kết hợp các phương pháp luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu là rất quan trọng có vai trò quyết định sự hồi phục các chức năng vận động, lao động trí óc và chân tay. Ba mặt điều trị tối quan trọng đối với người bệnh trong giai đoạn hồi phục và di chứng là: tự tạo cho mình một tinh thần, tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống thanh đạm, làm việc vừa sức, không ham dục vọng kết hợp với sự luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên đều đặn là những vấn đề thiết yếu (có thể gọi là “tam pháp bảo”) để bảo vệ sức khỏe, làm tăng sức khỏe và chống tái phát đối với bệnh nhân.
B- NHŨN NÃO:
Nhũn não là một trạng thái bệnh lý do sự hình thành huyết khối ở não làm tắc động mạch não → tổ chức não thiếu máu nuôi dưỡng mà sinh ra nhũn não. Sự hình thành huyết khối trong động mạch não là do động mạch não vốn bị xơ cứng, lòng mạch hẹp, máu chảy chậm lại, huyết khối hình thành và làm tắc nghẽn động mạch nuôi dưỡng não. Triệu chứng chủ yếu là liệt nửa người.
1- Triệu chứng lâm sàng:
Người bệnh phần lớn trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Phát bệnh bất kỳ lúc nào, có khi đang nghỉ ngơi, đang lao động, có nhiều người ngủ dậy phát hiện liệt nửa người. Thường lúc phát bệnh, tinh thần tỉnh táo, huyết áp bình thường hoặc hơi cao, đối với một số người bệnh khởi phát từ từ, trước đó có triệu chứng đau đầu chóng mặt, trí nhớ giảm sút, chân tay tê hoặc yếu, nói hơi khó … sau 1-2 ngày mới thấy liệt nửa người. Do bệnh lý ở bộ phận mạch máu não khác nhau mà triệu chứng lâm sảng cũng khác nhau. Bệnh nặng và thường đến từ từ, có thể ý thức vẫn tỉnh táo. Chứng nhũn não cũng thường có tiền sử xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao.
2- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a/ Người trên 50 tuổi có tiền sử bệnh xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao, liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được xuất hiện từ từ.
b/ Nước não tủy bình thường.
c/ Nếu có điều kiện chụp mạch máu não, làm điện não đồ và kiểm tra CT não giúp xác định chẩn đoán.
3- Phân tích cơ chế bệnh theo y học cổ truyền:
Người lớn tuổi thường nguyên khí suy giảm, huyết hành là nhờ có lực của khí cho nên khí hư → lực đẩy kém → huyết dễ ứ trệ → huyết ứ → tắc mạch. Mặt khác, do can thận âm hư, can dương thịnh sẽ sinh đàm sinh phong, can phong động gây co mạch, thuận lợi cho huyết khối làm tắc nghẽn khiến huyết mạch không lưu thông. Hoặc người bệnh vốn béo mập đàm thịnh dẫn đến ứ kết cũng làm mạch lạc không thông. Bệnh cơ chính là do khí hư, huyết khối hình thành làm tắc nghẽn mạch, huyết mạch không thông sinh bệnh.
4- Biện chứng luận trị:
Trên lâm sàng thường gặp 2 thể bệnh:
a/ Khí hư huyết ứ: là thể bệnh thường hay gặp.
- Triệu chứng chủ yếu: phần lớn bệnh nhân thể chất khí hư, sắc mặt tái nhợt, hơi ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, tiêu phân lỏng, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu răng, trên mặt hoặc dưới lưỡi có điểm hoặc nốt ứ huyết, một bộ phận chân tay tê dại, liệt nửa người hoàn toàn hoặc yếu, mồm méo, nói khó hoặc không nói được, mạch vi tế hoặc hư đại, tinh thần tỉnh táo.
- Phép chữa: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc.
- Bài thuốc:
(1) “Bổ dương hoàn ngũ thang”
(2) Có thể dùng bài “Thông lạc hóa ứ” gồm bột Sâm Tam thất, Thủy điệt, Ngô công trộn đều theo tỷ lệ 2:2:1, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần để tăng cường hóa ứ thông lạc.
- Gia giảm:
+ Trong trường hợp bệnh nhân béo mập gia thuốc hóa đàm như Bào Nam tinh, sao Bạch giới tử, Trúc lịch, nước gừng tươi.
+ Trường hợp có nhiệt chứng như váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt khó chịu, lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch huyền sác gia Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Câu đằng, Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Bạch thược, Cúc hoa, Hắc Chi tử để thanh nhiệt bình can.
b/ Can thận âm hư:
- Triệu chứng chủ yếu: Bệnh nhân da khô nóng, thường hay hoa mắt váng đầu, tim hồi hộp, mất ngủ, bứt rứt, lưng đau gối mỏi, tiêu bón, bàn chân tay tê dại, thân lưỡi thon, rìa lưỡi đỏ, rêu dày nhớt, liệt nửa người, mồm méo, tiếng nói không rõ, mạch huyền tế sác hoặc huyền hoạt. Huyết áp cao hoặc bình thường.
- Phép trị: Tư âm tức phong, hóa đờm tán ứ, thông kinh hoạt lạc.
- Bài thuốc: “Mạch vị địa hoàng hoàn hợp Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm”
Mạch môn 12g, Ngũ vị 4-6g, Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12g, Ngưu tất 12g, Ích mẫu thảo 12g, Tang ký sinh 12-16g, Đơn sâm 12g, Hồng hoa 8-12g, Thạch xương bồ 12g, Viễn chí 6g. Sắc uống.
Nói chung TBMMN thường có 2 thể bệnh: xuất huyết não và nhũn não có nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng. Xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu, càng kéo dài thì tử vong càng cao). Nhũn não thường phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứng, ít có hôn mê, tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, bệnh cảnh lâm sàng nhẹ hơn, dễ hồi phục hơn, nhưng cũng có những trường hợp nhất là những trường hợp huyết khối từ các nơi khác di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch não thì phát bệnh cũng đột ngột và cũng có những trường hợp hôn mê nặng, cần lưu ý lúc chẩn đoán.
c/ Kết hợp điều trị bằng phương pháp YHHĐ:
Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân cần được:
- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: hút đờm giải, thở oxy.
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng: mỗi ngày ít nhất 1.500 calo. Truyền dung dịch ngọt ưu trương xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trương.
- Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim …
- Chống loét (cần thay đổi tư thế) và chống nhiễm khuẩn (dùng kháng sinh)
- Chống phù não: Lasix (Furosemide) 20 mg x 1 ống TM, dun dịch ngọt ưu trương 30% 40-100 ml, Glycérol MgSO4.
- Cân bằng nước, điện giải … ổn định huyết áp. Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.
5- Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm điều trị TBMMN:
(1) Địa long đơn sâm thang
- Công thức: Địa long 20g, Đơn sâm 30g, Xích thược 15g, Hồng hoa 15g, Một dược 10g. Sắc nước uống.
- Tác dụng: Hoạt huyết tức phong thông lạc. Chủ trị chứng trúng phong.
- Gia giảm:
+ Âm hư dương thịnh gia Quy bản 20g, Đơn bì, Mạch môn, Huyền sâm đều 15g.
+ Đàm thấp thịnh gia Bán hạ 15g, Trần bì, Phục linh đều 20g.
(2) Trúng phong tinh thần hợp tế
- Công thức:
1- Uất kim, Xương bồ đều 5g theo tỷ lệ 1:1 chưng lấy nước cất, đóng ống 10 ml.
2- Câu đằng, Tang ký sinh đều 20g, Hoàng cầm, Địa long đều 10g, tán bột mịn đóng gói 15g.
3- Bột sừng trâu 1,5g, Ngưu hoàng nhân tạo 1,3g tán bột thật mịn.
- Cách chế và dùng: Trước hết sắc (2) 15 phút sau cho (1) và (3) vào trộn đều uống, nếu nuốt khó cho vào đường mũi, mỗi ngày 3 lần: sáng, trưa và tối.
- Tác dụng: Bình can tức phong, thanh tâm khai khiếu. Chủ trị TBMMN cấp.
- Gia giảm:
+ Trường hợp sốt cao: uống Cam lộ thối nhiệt tán (Kim ngân hoa, sinh Thạch cao, Hạ khô thảo đều 20g, Chi tử 5g, tán bột mịn, đóng gói 15g/gói) bỏ vào sắc cùng với (2).
+ Đàm nhiều gia bài thuốc trừ đàm (Đờm tinh 6g, Viễn chí 10g, Quất hồng 10g, tán bột thô) sắc cùng (2).
(3) Tư thọ giải ngũ thang
- Công thức: Phòng phong 9g, Phụ phiến 6g, Thiên ma 6g, Toan táo nhân 9g, Linh dương giác 4,5g, Quế tâm 3g, Cam thảo 3g, Xuyên khung 9g, Huyền sâm 9g, Xương bồ 6g. Cho 400 ml nước sắc còn 200 ml.
Gia thêm Trúc lịch 1ml, nước gừng 1 ml trộn đều chia 2 lần, mỗi cách 1 giờ uống 1 lần.
(4) Linh liên thang
- Công thức: Hoàng cầm, Bán hạ, Chế nam tinh, Trúc nhự, Địa long đều 10g. Hoàng liên, Xuyên bối mẫu, Quất bì đều 9g. Phục linh, Chỉ thực, Ngưu tất đều 12g. Sắc uống.
- Tác dụng: Táo thấp hóa đờm, thanh nhiệt trừ phiền, điều hòa can đởm. Chủ trị chứng trúng phong.
- Gia giảm:
+ Chân tay đau tê dại, chất lưỡi đỏ thẫm hoặc có ban ứ huyết, bỏ Xuyên bối, Ngưu tất, Quất bì, gia Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa.
+ Âm hư rõ gia Bạch thược, Sinh địa, Thạch hộc, Ngọc trúc, Huyền sâm.
+ Táo bón gia Qua lâu, Ma nhân
+ Ngủ kém gia Táo nhân, Viễn chí, Dạ giao đằng.
(5) Thông mạch sơ lạc phương
- Công thức:
1- Hoàng kỳ, Đơn sâm, Xuyên khung, Xích thược chế thành dịch tiêm, truyền tĩnh mạch mỗi ngày 250 ml, 1 liệu trình 10 ngày, nghỉ 4 ngày, tiếp tục liệu trình 2.
2- Hoàng kỳ 30g, Xuyên khung 10g, Địa long 15g, Ngưu tất 15g, Đơn sâm 30g, Quế chi 6g, Sơn tra 30g sắc nước uống.
- Tác dụng: Ích khí hoạt huyết thông lạc. Chủ trị nhũn não do huyết khối.
- Gia giảm:
+ Có rối loạn ngôn ngữ và ý thức thuộc khí uất đàm thấp: bài (1) gia Uất kim, Xương bồ, Đơn sâm chế thuốc chích, mỗi lần chích 4ml, ngày 2 lần.
+ Nói và nuốt khó: bỏ Quế chi gia Đởm nam tinh 10g, Uất kim 10g.
+ Đau đầu nhiều: bỏ Quế chi gia Cương tàm, Cúc hoa 15g
+ Chóng mặt mà cơ thể mập, bỏ Quế chi giảm lượng 10g Hoàng kỳ, gia Bạch truật, Trạch tả đều 10g, Phục linh 15g.
+ Can dương thịnh: bỏ Quế chi, Xuyên khung, Hoàng kỳ gia Trân châu mẫu 30g, Sung úy tử 10g.
+ Ăn kém, rêu lưỡi trắng dày, bỏ Quế chi gia Bạch truật, Phục linh đều 10g, Ý dĩ 20g hoặc Hoắc hương 10g, Bội lan 10g.
+ Nôn: gia Trúc nhự 10g, Khương bán hạ 10g.
+ Co giật: bỏ Quế chi gia Bạch cương tàm 10g, Câu đằng 10g.
+ Táo bón, mồm hôi gia Đại hoàng 12g (cho sau).
(6) Đào hồng thông mạch phương
- Công thức: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Xuyên sơn giáp, Quế chi, Địa long, Bạch thược đều 10g, Sinh hoàng kỳ, Đơn sâm đều 15g, chế thành thuốc bột, hòa uống, lượng trên thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần ¼ gói.
Trường hợp nặng và bệnh lâu ngày, mỗi ngày 1 gói, chia 2-3 lần, uống.
- Tác dụng: Hoạt huyết thông mạch.
- Chủ trị: nhũn não giai đoạn hồi phục và di chứng.


(Đông y điều trị bệnh tim mạch. GS.BS. Trần Văn Kỳ)

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Món ăn bài thuốc bổ dưỡng trong mùa hè

Món ăn bài thuốc bổ dưỡng trong mùa hè 1
Món ăn bài thuốc bổ dưỡng trong mùa hè 2
Mùa hè thời tiết nóng nực, khả năng tiêu hóa và hứng thú ăn uống của con người thường giảm, lại ra nhiều mồ hôi làm cho năng lượng bị tiêu hao nhiều.
Vì vậy việc bồi bổ vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng lại phải đạt được tác dụng thanh nhiệt. Do vậy trong Đông y nhận thấy cần chọn lựa cách bồi bổ thích hợp nhất. Xin giới thiệu những món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe trong ngày hè.
Món cháo thuốc
Cháo hoa cúc, ngân hoa:
Hoa cúc trắng 6g, ngân hoa 6g, sấy khô tán bột nhỏ mịn. Lấy gạo tẻ ngon 100g nấu thành cháo, sắp được cháo thì thả bột thuốc vừa tán vào, đợi sôi một lát là được.
Cháo sữa đậu nành:
Sữa đậu nành 500ml, gạo tẻ 100g. Hai thứ này cho vào nồi đất nấu thành cháo, cho đường đủ ngọt, sôi là ăn được.
Cháo sơn tra:
Sơn tra tươi 80g, gạo tẻ 100g. Cho sơn tra sao vàng, bỏ vào nước ấm ngâm một lúc, sau sắc lấy nước đặc, bỏ bã, đổ gạo tẻ, đường cát (vừa đủ) nấu thành cháo, ăn.
Cháo táo nhân chua:
Táo nhân chua 50g, xào chín, cho vào nồi đổ nước đun 20 phút, lấy táo nhân chua ra và bỏ gạo vào, nổi lửa to nấu sôi 20 phút, hạ lửa đến khi cháo nhừ, thả đường đỏ để vài phút là ăn được.
Cháo gạo tẻ, tỏi:
Tỏi tía bóc vỏ 30g, cho vào nồi luộc chín sau vớt ra. Cho gạo tẻ vào nước luộc tỏi nấu thành cháo loãng. Cho tỏi đã luộc vào nồi cháo nấu lại sôi chốc lát là được. Ăn tỏi húp nước cháo.
Cháo đậu xanh, hạt sen, bách hợp:
Bách hợp 50g (mua ở hiệu thuốc bắc), hạt sen 50g, đậu xanh 200g, gạo tẻ 100g, trần bì 50g, đường trắng 100g. Đổ nước vào nồi đun sôi, cho hạt sen, đậu xanh, gạo, trần bì, đến khi sắp chín thì cho bách hợp, đường vào đợi cháo sánh là ăn được. Ăn ngày 1 lần.
Món ăn thuốc
Món vịt, vừng:
Tác dụng nhuận phế dứt ho, bổ phế thuận. Vịt đực 1 con cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch, mổ lưng, bỏ ruột, dùng nước sôi nhúng một lượt, cho vịt vào liễn hấp chín nhừ. Để vịt nguội lọc, bỏ xương, chia ra làm hai nửa, sau lấy nước tỏi, lòng trắng trứng, vừng, mã thầy đã tán nhỏ, bột đậu cùng gia vị… bôi phết lên trên thịt vịt; xong lấy dầu đun nóng rán vớt ra cho ráo dầu mỡ là được. Chia ăn trong ngày.
Thịt lợn, hạ khô thảo:
Món này có tác dụng thanh nhiệt giải nóng. Hạ khô thảo 15g, cho vào túi vải buộc kín, sau cho vào nồi cùng 30g thịt lợn nạc, nổi lửa nhỏ đun 1 giờ thì vớt túi thuốc ra, nêm gia vị và ăn thịt, uống nước canh.
Nho, ngó sen, sinh địa:
Món này làm mát máu, thanh nhiệt rất thích hợp để bồi bổ cho những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Nho tươi, ngó sen lượng vừa đủ để mỗi thứ sau khi ép lấy được 100ml nước của mỗi thứ, sinh địa tươi ép lấy 50ml. Cho ba thứ nước vào nồi đất đun sôi và cho tiếp 25g mật ong vào hòa uống.
Cóc nấu sò khô, bí xanh:

Món này thích hợp bồi bổ cho người bị thận hư hoặc phù nề do thể hư. Thịt cóc 500g (cần làm đúng cách, lột bỏ da, không lấy đầu mà chặt bỏ ngay khi lột da, moi bỏ hết ruột phủ tạng, trứng, cần rửa thật sạch để không dính các chất độc), sau đó cho vào bát lớn, cùng trần bì, nước sạch vừa đủ để sẵn đấy.
Sò khô 80g, rửa sạch cho vào bát nhỏ với một chút nước sôi, đồng thời đưa vào nồi hấp 10 phút thì lấy ra đổ cả vào bát nhỏ, với chút nước sôi, đồng thời đưa vào nồi hấp 10 phút thì lấy ra đổ cả vào bát to đang đựng thịt cóc, cùng vài lát gừng, cả bát to này vào hấp trong 60 phút thì lấy ra, cho bí xanh đã làm sạch vào, tiếp tục hấp nửa tiếng là được. Lấy ra chia ăn hết trong ngày.
Món cá chạch:
Món này có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, bổ trung, ích khí. Chạch sống 250g, cho vào trong chậu nước sạch nuôi khoảng 10 ngày (chú ý phải thay nước hàng ngày), Hàng ngày lấy 3 quả trứng gà đập vào bát, cho muối, hành, gừng, đánh đều cho cá chạch ăn từ từ. Được 10 ngày rửa sạch lại cá chạch, cho vào nồi đổ đủ nước, nêm gia vị đậy kín vung và hầm đến khi thịt cá chín nhừ là được. Ăn thịt chạch, uống nước canh.
Theo – www.thuocnamviet.com

Sữa đậu nành có thể thành chất độc

Sữa đậu, đậu phụ, sữa đậu nành… là đồ ăn, thức uống khoái khẩu của hàng triệu người khi hè đến. Tuy nhiên, để món thực phẩm bổ dưỡng này không trở thành chất độc, gây hại thì người dùng cần chú ý các điểm sau:
 Dùng không đúng cách sẽ biến các sản phẩm từ đậu nành thành chất gây hại.
Dùng không đúng cách sẽ biến các sản phẩm từ đậu nành thành chất gây hại.
Nhiều người thường uống sữa đậu nành khi ăn trứng. Sữa đậu nành có chất trypsin khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Tránh dùng đậu phụ, đậu nành với mật ong, đường nâu. Trong 2 sản phẩm đậu này thường có nhiều thạch cao, trong mật ong lại có hàm lượng đường cao. Khi dùng chung, thạch cao và đường kết hợp với nhau sẽ gây hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày khiến người dùng khó thở, nghiêm trọng sẽ dẫn đến hôn mê.
Cùng đó, mật ong chứa acid formic, đậu nành có nhiều protein, kết hợp 2 loại này sẽ dẫn đến kết tủa, khó tiêu. Người có tiền sử, bệnh lý về tim mạch sẽ tử vong càng nhanh hơn.
Thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine sẽ phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành khi dùng chung với nhau. Vì vậy nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để tránh sự phân huỷ có hại nêu trên.
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin… nên khi uống sống sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, ngộ độc…
Người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút, thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài…
Theo Gia Đình

Món ăn - bài thuốc phòng trị say nắng

Say nắng là bệnh thường gặp mùa hè nắng nóng. Đông y thường gọi cảm nắng, trúng nắng. Khi say nắng thường biểu hiện người nóng sốt, da ửng đỏ, đổ mồ hôi, miệng khát, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, thở mệt tim đập nhanh bệnh nặng có khi choáng ngất.
Bệnh thường gặp ở người hư nhược, dễ ra mồ hôi, người có tiền sử bệnh ngoại cảm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Nguyên nhân phần nhiều do làm việc, đi chơi ngoài nắng nóng lâu mất nước. Phòng trị say nắng nên ăn uống bổ dưỡng giải nhiệt. Sau đây là một số món ăn nước uống có tác dụng phòng trị say nắng:
Chè đậu ván: đậu 300g ngâm nước nóng qua đêm bỏ vỏ ngoài, bột sắn dây 30g, lá dứa nếp 20g, giã lọc lấy nước, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng: bổ tỳ, lợi thấp hòa trung, trị trúng nắng phát sốt người vật vã…
Chè đậu đen: đậu đen xanh lòng 300g, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu…
Cháo đậu xanh: đậu xanh 200 - 300g còn nguyên vỏ, cà dập, nấu nhừ ăn cho thêm muối đường ăn. Tác dụng:  thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng…
Canh cà chua: cà chua 2 - 3 trái, trứng gà 1 quả, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng: dưỡng âm, mát huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…
Canh khoai mỡ: khoai mỡ tím 100g, thịt tôm lột 50g, rau ngổ 20g thêm bột nêm, mắm muối vừa đủ nấu canh ăn.
Canh giá đậu: giá đậu 200g, cà chua 1 quả, đậu hủ 30g, thịt heo 20g, hành hoa 10g gia vị mắm muối vừa đủ nấu canh ăn. Cho thịt, cà chua vào xào chín thơm, đổ nước vào đun sôi, đậu hủ, giá đỗ cho sau, thêm gia vị đun sôi trở lại là được. Tác dụng: bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…
Canh rau thập tàng: rau ngót, rau đay, mồng tơi, mảnh bát mỗi thứ 50g, thịt cua đồng 100g  nấu canh. Tác dụng: bổ âm, sinh tân dịch, thanh nhiệt, tiêu độc, giải thử thấp...
Cháo bột sắn dây: bột sắn 50g, gạo ngon 100g, thịt heo bằm 50g (cách nấu nấu cháo với thịt chín, sau cho bột sắn gia vị vào sau). Tác dụng: bổ dưỡng, giải khát, giải nóng.
Cháo mướp đắng: mướp đắng 1 - 2 quả thái lát, cúc hoa 30g, gạo ngon 100g, thêm gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ phiền nhiệt, mát huyết, sáng mắt…
Ngoài ra, có thể sử dụng một số nước uống như: nước mía, nước dưa hấu, nước rau má, nước chanh, nước trái khế, nước trà đường và các loại nước trái cây tươi đều tốt. Nếu còn đau đầu nhiều dùng lá hương nhu, hoặc hoắc hương 100g rửa sạch giã nhỏ thêm chén nước chín vắt lấy nước bỏ bã uống ngày vài lần. Nếu người vẫn nóng sốt miệng khô khát dùng lá tre tươi 100g, vỏ dưa hấu 200g, gạo tẻ 100g nấu nước uống. 
Theo SK&ĐS

Món ăn tốt cho quý ông mùa nắng nóng

Mùa hè có những món ăn – bài thuốc vừa bổ, vừa dễ làm, công hiệu cao giúp quý ông yếu sinh lý (như xuất tinh sớm, không xuất tinh được, loãng tinh, rối loạn cương, liệt dương, di tinh...) có khả năng “yêu” tốt hơn.
Trong Đông y có một số món ăn mùa hè rất tốt cho “khả năng” của quý ông, gồm: Cá chạch nấu canh chua: Cá chạch (2-3 lạng) làm sạch nhớt, bỏ ruột, rán qua. Cà chua 100 150g. Cho vào đảo đều, thêm nước, gia vị vừa ăn. Món này có thể kho, nướng hoặc nấu canh ăn trong ngày, giúp tráng dương, tăng cường thể lực, tốt cho người liệt dương.
Hoặc nấu canh cá chạch (200g) với tôm tươi bóc vỏ (100g), nêm gia vị, nước vừa đủ, ninh nhừ, ăn vào bữa tối, rất tốt cho người di tinh liệt dương.
Bột củ mài
Củ mài 200g, củ súng 100g, hạt sen 100g, ý dĩ 100g. Tất cả sao khô, tán bột. Ngày uống 20g với nước cơm, tốt cho người di tinh, đau lưng, suy yếu.
Hến xào lá hẹ
Thịt hến 300g luộc chín lấy thịt. Lá hẹ 100g rửa sạch, thái khúc. Xào săn hến, nêm gia vị vừa ăn, đổ lá hẹ vào đảo đều. Ăn nóng rất tốt cho người dương nuy, ít tinh.
Món ăn tốt cho quý ông mùa nắng nóng, Tin tức trong ngày, Mon an tot cho quy ong, mon an bo duong cho quy ong, mon an giup quy ong yeu sinh ly, xuat tinh som, khong xuat tinh, roi loan cuong duong, liet duong, di tinh, suc khoe, bao
Hến xào lá hẹ rất tốt cho người ít tinh trùng
Củ cải xào chim cút
Chim cút 2 con làm sạch, bỏ ruột, thái miếng xào với củ cải thái sợi, gừng sợi, dầu ăn, 1 thìa rượu trắng, nêm gia vị vừa ăn rồi bắc xuống, ăn nóng, tốt cho quý ông bổ thận khí, lưng đau, đầu gối mỏi, người suy yếu.
Đặc biệt món tôm biển rất tốt cho quý ông. Tôm biển tươi (500 – 1.000 g) xào chín ngâm rượu, ngày uống 2 - 3 lần (20 - 30ml/lần) hoặc tôm biển rửa sạch xào tái, thêm gia vị, rất tốt cho người liệt dương, giảm tình dục.
Tôm biển khô/tươi (30g) trộn với trứng gà, bột gạo, dầu vừng (tôm tẩm bột trứng) thêm rau hẹ (250g), nêm mắm tương gia vị. Người đau lưng, di tinh, di niệu, liệt dương nên ăn món này.
Theo BS. Hoàng Xuân Đại

Rau quả giải nhiệt mùa hè

Khi tiết trời càng trở nên oi nóng là lúc bạn càng cần hơn bao giờ những đồ ăn thanh nhiệt, giải khát. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn rau quả thông minh trong mùa nắng nóng này.

Đậu xanh: Với vị ngọt, tính mát và công năng thanh nhiệt giải độc, đậu xanh là loại thực phẩm lý tưởng vào mùa nắng nóng. Bạn có thể dùng đậu xanh để nấu cháo, nấu chè hoặc ủ thành giá đỗ đều giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.

Bí đao: Loại quả vừa dùng làm rau vừa có thể ép lấy nước uống giải khát này là thứ bạn không nên bỏ qua trong thực đơn đi chợ ngày hè. Ngoài việc dùng phần cùi để nấu canh hay ép nước uống, bạn còn có thể tận dụng vỏ bí sắc uống thay trà.
 
Mô tả ảnh.

Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, lợi tiểu là những ưu thế của loại này. Bạn có thể ăn sống, trộn nộm, làm dưa góp hoặc muối cả trái.

Củ đậu: Ngoài tác dụng giải nhiệt, loại quả này còn có khả năng giải rượu rất tốt. Bạn dùng đậu để ăn sống, làm nộm, nấu canh, xào với thịt hay ép lấy nước uống đều không làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Rau Dền: Loại rau giúp thanh nhiệt này đặc biệt lợi đại tràng. Ngoài ra, rau dền còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác như sắt, canxi, vitamin C và nhiều Lysine.

Nho: Với vị ngọt chua, tính bình, nho giúp bổ khí huyết, cường tráng gân cốt và giải khát hiệu quả khi thời tiết nắng nóng.
Nho là thứ quả giúp giải nhiệt hiệu quả khi thời tiết nắng nóng

Chanh: Loại quả vị chua, tính bình này giúp giải khát rất tốt vào mùa náng nóng, nhất là với người thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, họng khô, miệng khát, dễ bị nôn, nấc. Bạn có thể dùng chanh tươi dưới dạng ăn sống, pha với đường làm nước giải khát, ngâm với muối hoặc làm gia vị trong bữa ăn.
 
Mô tả ảnh.

Dứa: Với vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dứa rất tốt có những người bị viêm thận, tăng huyết áp, viêm phế quản hoặc rối loạn tiêu hóa.

Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh của dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Bạn cũng có thể dùng vỏ dưa hấu để sắc uống thay trà.

Mướp đắng: Loại quả có vị đắng, tính hàn và công dụng thanh nhiệt, giải độc này rất sẵn vào mùa hè. Bạn có thể ăn mướp đấng tươi, luộc, xào, nấu canh hoặc thái miếng, phơi khô hãm nước uống thay trà.

Rau cần: Thanh nhiệt, lợi niệu, rau cần là lựa chọn lý tưởng cho người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp và bệnh lý về tuyến giáp.
 
Mía: Một cốc nước mía mát lạnh vào mùa hè có thể giúp bạn phòng các chứng bệnh như miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước, táo bón...
 
Mô tả ảnh.

Ngó sen: Loài rau chỉ có trong mùa hè này có thể dùng dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hay rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
Ngó sen

Dâu: Với vị ngọt, tính hàn giúp bổ huyết trừ nhiệt, dâu là món đại lợi trong mùa hè. Bạn có thể dùng dâu để chế si rô hoặc làm thành mứt.

Bầu: Canh bầu nấu với tôm là món ăn bình dân nhưng có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng rất lớn.

Mã Thầy: Ngoài công dụng giải nhiệt, mã thầy còn giúp phòng bệnh viêm nhiệt vào mùa nắng nóng như viêm họng, viêm amidan, viêm môi-miệng, viêm dà dày-ruột.

Nấm rơm: Mát, giàu giá trị dinh dưỡng, nấm rơm là thực phẩm của người cao huyết áp, rối loạn lipit máu và các bệnh lý về gan-mật.
 
Theo Gia đình trẻ

Món ăn, bài thuốc tốt cho trẻ trong dịp hè

Để mùa hè đến với trẻ em vui, khỏe, an toàn, mỗi gia đình hãy có kế hoạch chu đáo chăm sóc cho các em.
Thế là một năm học đã kết thúc và một kỳ nghỉ hè của tuổi thơ đã đến. Hàng năm, cứ sau mỗi kỳ nghỉ hè, ngoài những tin vui lại kèm theo những nỗi buồn ở nơi này, nơi khác, nào là ngã sông, ngã biển, nào là bệnh nọ, dịch kia... Để mùa hè đến với trẻ em vui, khỏe, an toàn, mỗi gia đình hãy có kế hoạch chu đáo chăm sóc cho các em. Trẻ em hay mắc chứng bệnh gì vào dịp hè?
Ra nhiều mồ hôi: Trẻ em thường ra nhiều mồ hôi. Nhiều em kể cả khi ngủ, khi ngồi yên cũng ra rất nhiều mồ hôi. Khi mồ hôi ra nhiều là mất nhiều tân dịch, muối khoáng... Các triệu chứng kèm theo là mệt mỏi, bơ phờ và chán ăn... Những em vốn đã có các bệnh mạn tính về viêm họng, viêm phế quản thì có cơ hội tái phát kéo theo các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều...
 
Thông thường, tâm lý của trẻ là rất không thích uống thuốc, nhất là thuốc từ cây cỏ. Do vậy, để hạn chế và trị các chứng ra nhiều mồ hôi cho các em, các gia đình nên sử dụng các món ăn hằng ngày có tác dụng cầm mồ hôi.
 
- Canh lá hẹ hoặc phồng lá hẹ với trứng gà: Trẻ em độ tuổi từ 9 - 14 mỗi  lần dùng từ 30 - 40g lá hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ, nấu vừa chín tới thì cho 1 lòng quả trứng gà vào, quấy đều tới chín. Nếu làm phồng thì trộn đều lá hẹ thái nhỏ với lòng đỏ của 1 quả trứng gà, rồi chiên chín với một chút dầu.
- Canh lá dâu với tôm: Dùng khoảng 20 - 30g lá dâu non, tươi, tước bỏ cuống và xơ ở gân phía sau lá, thái nhỏ. Tôm càng xanh hoặc tôm he, tôm sú, tôm chà... (khoảng 3 -5 con tôm tươi là được), ngắt bỏ râu, rửa thật sạch đất, cát, không cần bóc vỏ, cắt khúc. Cho vào nồi, đun sôi 30 - 40 phút tới chín kỹ, bỏ lá dâu vào, đun tới chín mềm là được.
- Canh hến hoặc trai, ngao...: Chọn các con hến tươi, mẩy, ngâm vài giờ cho nhả hết chất thải. Luộc chín, lấy phần thịt và nước luộc trên đem nấu canh chua với quả sấu hoặc quả me, rau thì là. Mỗi lần, có thể dùng 20 - 30g thịt hến cho trẻ 9 - 14 tuổi.
- Chả lá lốt cuốn thịt: Dùng loại lá lốt tươi bánh tẻ cuốn với thịt lợn nạc băm nhỏ, chiên dầu. Mỗi lần có thể dùng 20 - 30g thịt cho trẻ từ 9 - 14 tuổi.
Ngoài các thức ăn trên, có thể cho trẻ em uống một hỗn hợp bột của hai vị thuốc có tác dụng cầm được mồ hôi: khiếm thực 10g, kim anh 10g. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 8g với nước sôi, để nguội.
Vị thuốc tốt cho trẻ táo bón: Do mất nhiều mồ hôi, trẻ em rất dễ bị táo bón. Do đó, mỗi khi có các triệu chứng táo, phân rắn, khó đại tiện, đại tiện ra máu tươi, có thể cho trẻ em uống một số thứ sau đây:
+ Thảo quyết minh (hạt muồng) đem sao đen toàn bộ phía ngoài vỏ đen đi, hãm với nước sôi, uống hàng ngày (8 -10g) thay nước.
+ Nhân trần: Dùng bộ phận trên mặt đất của cây nhân trần phơi khô, thái đoạn, hãm nước sôi, uống hàng ngày (8 - 10g).
Hai thứ nước hãm trên có tác dụng lợi mật, làm hết táo bón cho trẻ em.
Tránh gây bức xúc cho trẻ em: Để trẻ em có những ngày hè vui vẻ, có sức khỏe tâm thần tốt, cần tránh gây những bức xúc về tình cảm, những căng thẳng không đáng có cho các em như bắt học quá nhiều trong dịp hè, không có điều kiện vui chơi thoải mái...
 
Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Nên ăn uống gì vào mùa hè?

Trong những ngày hè thời tiết nắng nóng thường gây cảm giác mệt mỏi, chán ăn và thiếu nước, đây là thời điểm rất cần chú trọng tới dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người.
Thức ăn
 Canh cua là một trong những món ăn ngon và giải nhiệt mùa hè.
Mùa hè, thường hay gặp tình trạng phải uống nhiều nước nên rất chán ăn, do đó các loại thực phẩm cần chế biến sao cho dễ ăn, dễ tiêu thích hợp với khẩu vị của nhiều người.
Canh: Thường là món ăn chủ lực trong những ngày hè oi ả. Các loại canh cua, tôm, tép, thịt nấu với rau đay, rau mồng tơi, rau dền... là lựa chọn hàng đầu. Đồng thời, cua, tôm, tép giàu chất canxi giúp xương chắc khỏe và tim hoạt động tốt.
Rau: Nên sử dụng các loại rau có tính mát, dễ tiêu cần được lựa chọn như: mướp đắng, bí xanh, rau dền…
- Rau ngót nhiều vitamin C, là rau mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt cao.
- Rau muống là loại rất thông dụng, có thể luộc, xào nấu đều rất dễ ăn.
- Cà rốt có chứa vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Các loại vitamin B có trong cà rốt thì giúp cho cơ thể săn chắc, trẻ lâu và làm sáng da.
Thịt: Nguồn chất đạm như thịt lợn, thịt bò cần chế biến sao cho dễ ăn, dễ tiêu như thịt luộc, thịt nấu canh chua với me, sấu... Nên hạn chế hoặc tránh làm các món ăn xào, rán do dễ gây cảm giác chán và khó ăn.
Cá và thủy hải sản: Là lựa chọn thích hợp để cung cấp chất đạm và béo trong mùa hè vì cá và thủy hải sản là đạm dễ tiêu, chất béo có lợi cho sức khỏe. Cá nên chế biến các món canh chua, hấp cho dễ ăn, tránh các món rán, nướng, kho vì khó ăn, mau ngán mà còn gây khát nước.
Đậu nành: Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành... cũng vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng.
Trái cây: Các loại trái cây vừa dễ ăn vừa là nguồn cung cấp chất muối khoáng rất tốt cho cơ thể. Các loại dưa như dưa hấu, dưa bở, dưa hồng... không chỉ là những thực phẩm thanh lọc tốt nhất mà còn có công dụng làm đẹp da hiệu quả mà phụ nữ rất ưa chuộng.
- Cam, quít, bưởi là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mùa hè.
- Chuối, đu đủ, vải, nhãn, na... nói chung là trái cây mùa hè đều chứa nhiều muối khoáng có ích và chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe khi bạn dùng sau các bữa ăn chính.
Nước uống mùa hè
 Nước chanh là thức uống tốt trong mùa hè.
Thời tiết nóng bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nhất là khi phải lao động nặng hay hoạt động ngoài trời nắng, do vậy, nhu cầu tự nhiên khiến chúng ta phải uống nhiều nước. Nhưng mồ hôi ra nhiều không những làm cho cơ thể mất nước mà còn mất đi một lượng đáng kể các loại muối khoáng khác. Vì vậy, nếu bạn chỉ uống nước thông thường thì chỉ bù được nước chứ không bù được lượng muối khoáng đã mất.
Đối với mỗi người lớn cần uống 1,5 – 2 lít nước/ ngày, trường hợp làm việc nặng ngoài trời nắng cần uống nhiều hơn, từ 2,5 – 3 lít nước/ ngày.
Muối khoáng tự nhiên chủ yếu có trong rau và trái cây, do đó, các loại nước uống như: Nước rau má, rau diếp cá xay hay giá vắt lấy nước uống còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho cơ thể…
- Chè đậu đen hay nước đậu đen giúp giải độc, giải nhiệt và là thức uống bổ dưỡng, nhất là với người thận yếu, suy nhược do cảm nặng.
- Nước cam, nước chanh, chanh leo chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng chống bệnh cho cơ thể, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, tiêu khát.
- Sữa chua rất tốt trong mùa hè, nhất là đối với phụ nữ, không chỉ tốt cho da mà còn rất hữu ích đối với hệ tiêu hóa.
- Bột sắn dây cũng là thức uống bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt lương huyết đối với cơ thể.
- Nước mía có công dụng giải nhiệt rất tốt.
- Nước trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa vitamin C, vừa có tác dụng làm mát cơ thể, lại tốt cho việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết.
- Nước rau muống, rau dền, rau lang luộc, nước canh rau các loại, nước luộc ngô, nước râu ngô, nước sắc cây bông mã đề, cây mía lau, rễ cỏ tranh... đều rất tốt cho sức khỏe mùa hè.
- Các loại sinh tố trái cây như bơ, đu đủ, thanh long, dưa hấu... vừa ngon vừa bổ.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

MÓN ĂN CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG


Món ăn chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể chữa trị bằng thuốc, cũng có thể chữa bằng nhiều món ăn (những món ăn này có tác dụng khu phong, trừ hàn làm thông lỗ mũi có tác dụng chống viêm mũi dị ứng).

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do phấn hoa, bụi nhà; các tác nhân sinh hóa, hoặc thay đổi thời tiết nóng lạnh thất thường, bị lạnh đầu, lạnh chân, nơi ở ẩm thấp hoặc do strees, rối loạn nội tiết… Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng là do phế khí và vệ khí hư mà gây ra.

Dùng thịt bò 100g, tỏi tươi 60g, rau thơm 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm cắt nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo, khi gạo chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi thêm một lát nữa, rồi cho rau thơm và gia vị vào, ăn nóng trong ngày. Món này có tác dụng khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuốc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh).

Dùng 15g tây dương sâm, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ (chừng 2 giờ) rồi nêm nếm gia vị vừa dùng, chia ăn vài lần trong ngày. Món này có tác dụng dưỡng phế âm, thông mũi, dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều…).

Dùng một con chim bồ câu (chừng 90g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm sạch, bỏ ruột, cắt miếng. Tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút rồi nêm nếm gia vị, ăn nóng trong ngày. Trong món ăn này, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất, giúp nâng cao năng lực miễn dịch của tế bào; tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất. Dùng món này có tác dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi, dùng nó cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà dễ xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi).


Nguồn: thegioisuckhoe.com