Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Từ ngày mất Yahoo blog cư dân trong làng chuyển hết sang Facebook và nhà mình cũng vậy. Sang Facebook như là một nồi lẩu thập cẩm, nhiều lúc cũng muốn quay lại viết lách như xưa. Chợt nhận ra rằng khả năng viết lách cũng như thì ca của mình đã bị thui chột mất 8 phần rồi, nên lại thôi. Quay sang fb chém gió, đăng mấy cái ảnh vớ vẩn rồi thôi. Hôm nay thấy Lão Quangthau đăng link blogspot mới bấm vào kiểm tra thì ra nhà của mình vẫn còn đây. Hàng xóm nhà mình cũng ở tất quanh đây thôi. Từ nay sẽ quay lại blog để tìm lại dân làng, bà con lối xóm vui vầy bên nhau. Kính chúc sức khỏe toàn thể dân làng ta năm mới 2017 khỏe như gà chọi.
Mời bà con chiêm ngưỡng một số thành quả hoa nhà lá vườn mà mình tự nuôi trồng được.
Phong lan Trúc Phật Bà Tây Nguyên được nuôi trồng tại Phú Thọ.
Hoa Hồng Pháp tự tay chăm sóc từ nhỏ đã cho hoa to bằng bàn tay.
Lan Đùi Gà Điện Biên được thuần tại Phú Thọ.
Hoa Dâm Bụt lung linh trong thời tiết vừa mưa vừa nắng.

Kính mời bà con thưởng lãm. Ngày mai nhà cháu sẽ đăng tiếp.




Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Danh y Tuệ Tĩnh và bí quyết trường thọ


Danh y Tuệ Tĩnh từ lâu đã đưa ra một bí quyết trường thọ rất nổi tiếng. Bí quyết này được tóm tắt trong hai câu rất dễ nhớ sau : Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình. Chúng ta tìm hiểu bí quyết sống khỏe và trường thọ này vì nó liên quan mật thiết đến Tiên Thiên Khí Công, đồng thời bổ túc thêm những điều cần yếu chưa được đề cập. Hai câu trên bao gồm bảy ý niệm, tất cả đều cần được hiểu rõ và thực hành trong đời sống hằng ngày để sống lâu một cách khỏe mạnh, sáng suốt.



1. Bế Tinh 

Tinh; tức chất tinh túy được cơ thể chắt lọc từ thức ăn, từ các chất bổ dưỡng nhứt. Tinh đầy đủ thì sức khỏe khang kiện, tính tình vui vẻ, hắng hái, yêu đời. tinh thiếu thốn thì thường bệnh hoạn,ốm đau, bi quan, buồn chán. Tinh bị mất nhiều nhất trong quan hệ vơ chồng, nam nữ. Nam giới thường bị mất mát nhiều hơn nữ giới, nhưng không có nghĩa là nữ giới không bị tổn hại nếu lạm dùng tình dục. Đàn ông thường có tuổi thọ ngắn hơn đàn bà là do tiêu phí tinh quá nhiều. Nhiều người già trước tuổi, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng đến độ đi đứng không vững cũng do sự phí phạm chất tinh túy của cơ thể này. Ông vua điển hình của sự phí phạm tinh túy đến nỗi phải nằm trên long sàng là Lê Long Đĩnh, còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Ngoài ra, trong lịch sử nhân loại có rất nhiều người do có thế lực,do giàu có đã quá lạm dụng tình dục, đưa đến hậu quả tất yếu là giảm sức khỏe, tinh thần suy kiệt, đầu óc mê muội, đời sống bị rút ngăn trong tối tăm, mịt mờ. Nhiều người, kể cả người có tuổi vẫn không biết chế ngự, vẫn không biết hạn chế,luôn luôn phí phạm tinh chất trong các cuộc truy hoan liên tục, đưa đến tình trạng bại hoại từ vật chất đến tinh thần. Vì thế Tuệ Tĩnh khuyên chúng ta nên bế tinh.
Nhưng Bế Tinh là thế nào ? Có phải hoàn toàn diệt dục, tuyệt đối không giải quyết nhu cầu sinh lý không ? Tất nhiên, việc bế tinh hoàn toàn, suốt cuộc đời không đáp ứng nhu cầu tình dục như những vị tu hành xuất gia ngay khi từ còn nhỏ thì cuộc sống rất thanh cao, trí não sáng suốt đặc biệt, tu hành mau đắc quả. Nhưng, một cuộc sống thoát tục như thế không phải dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Ở đây, chúng ta chỉ muốn đề cập đại đa số phàm nhân sống bình thường nhưng biết cách giữ gìn chất tinh túy trong cơ thể. Chữ bế tinh mà Tuệ Tịnh muốn nói đến có ý khuyên chúng ta nên hạn chế tình dục, không nên hoang phí quá độ. Biết khi nào tiêu xài và khi nào nên lưu trữ. Tiêu xài với ai, tiêu xài thế nào là điều luôn luôn phải được nghĩ đến. Đó là chưa nói đến việc tiêu xài không có chọn lọc và cẩn thận sẽ đưa đến bịnh tật hiểm nghèo bất trị nữa. Chúng tôi muốn nói đến bịnh AIDS của thời đại ngày nay. Thanh niên nam nữ kể cả những người có tuổi thường cũng ít suy nghĩ kỹ lưỡng về vấn đề này. Cứ giải quyết cho thỏa thích và bất chấp hậu quả ! Đó là điều thật đáng tiếc. Và Tiên Thiên Khí Công sẽ không giúp cho bạn được bao nhiêu nếu bạn không biết cách bế tinh để bảo toàn sức khỏe và nuôi dưỡng tinh thần.

2. Dưỡng Khí 

Tinh và khí liên quan mật thiết. Có tinh thì dưỡng khí mới có kết quả. Người xưa thường nói "Tinh hóa khí". Dưỡng khí là đem năng lượng khí trời trong sạch vào hạ đơn điền để biến thành tinh khí, thành năng lực luân lưu khắp châu thân để bảo toàn sự sống. Vì thế muốn dưỡng khí hữu hiệu thì phải bế tinh, tức phải biết tiết dục. Tiết dục chứ không phải diệt dục. Tiết dục dễ hơn diệt dục nhiều. Khi tinh và khí đầy đủ, sung mãn thì bịnh tật rất khó xâm nhập, mà bịnh tật không xâm nhập được thì có phải là ta đã có được một cơ thể quý báu không ? Người luôn luôn khỏe mạnh hay chưa bị ngã bịnh thường rất để ý đến bịnh tật; nhưng khi ngã bịnh, đi đứng không bình thường, ăn ngủ không được, đau nhức hành hạ,lúc đó mới nhận thức được sự quý báu của sức khỏe. Mà nhận thức được như thế nhiều lần thì cuộc đời còn gì là ý nghĩa, hứng thứ nữa? "Bệnh" là nỗi khổ triền miên mà nhân loại đang oằn oại gánh chịu, không thoát ra được. Nhiều thứ bịnh của con người không sao kể cho ra hết, nhưng phần lớn đều do mình tạo ra, không ai có thể gây bịnh cho ta được. Trừ trường hợp bẩm sinh, hầu hết chúng ta đều được sinh ra với một cơ thể bình thường. Nên nếu biết cách sống, ta có thể tránh được nhiều loại bịnh tật. Vậy tại sao chúng ta không chịu tìm hiểu để áp dụng cho cuộc sống của mình thêm hạnh phúc. Phải bế tinh thì dưỡng khí mới có kết quả. Tinh cạn kiệt thì khí không thể điều động để trở thành năng lực nuôi sống, bảo toàn sức khỏe một cách tốt nhứt được.

3. Tồn thần 

Tinh khí đầy đủ chẳng những giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho tinh thần sáng suốt, tinh nhanh. Thần là sắc khí của một con người thường hiện ra trên sắc mặt, trong cặp mắt. Khí và tinh hợp lại biến thành thần khí hay thần sắc. Nhìn sắc diện một người, chúng ta có thể nhận ra được ngay họ có thần sắc hay không. Thần sắc đầy đủ thể hiện một sự lạc quan yêu đời, một cuộc sống sung mãn, thánh thiện. Con người có thể chất tinh thần, cả hai liên quan chặt chẽ với nhau. Không thể có một tinh thần trong một cơ thể bịnh hoạn được. Tinh -khí - thần liên quan chặt chẽ với nhau, vì thế phải giữ tinh để hóa khí và từ tinh khí sẽ biến thành thần sắc. Nhưng chữ "tồn thần" cũng phải được hiểu là "giữ thần", tồn thần là còn, là giữ gìn cho còn. Thần sắc được tinh khí tạo ra, nhưng phải được bảo tồn, nếu hoang phí thần thì cũng giống như hoang phi tính và khí. Tồn thần hay dưỡng thần cũng giống như ta sử dụng điện năng. Được cung cấp nhiều thì khả năng tồn giữ không mất, lại dồi dào thêm. Ngược lại, tiêu xài nhiều, tiêu phí nhiều thì khả năng tồn giữ bị tiêu hao. Thần bị tán, bị mất khi ta suy nghĩ,làm việc nhiều bằng trí não, nói chuyện nhiều hoặc chăm chú xem hay nghe, kể cả xem truyền hình và nghe đài phát thanh, làm việc nhiều bằng máy tính. Thần cũng bị tán khi ta có quá nhiều cảm xúc dễ giận hờn, thù oán, nhiều tham vọng hay tự cao, tự đại. Thần được lưu giữ nhờ sự bình an trong tâm hồn, nhờ giấc ngủ yên lành không mộng mị. Tóm lại, ta phải tập cho mình một phong thái sống, nếp sống, một thời khóa biểu cho sự làm việc và nghỉ ngơi. Chúng ta cần thuộc lòng câu nói sau đây: Tinh túc thì ít bệnh. Khí túc thì ít ăn. Thần túc thì ít ngủ.

Chúng ta vừa tìm hiểu ba ý niệm: Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu bốn ý niệm của câu thứ hai : "Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình".

1. Thanh tâm 

Tâm, nghĩa hẹp là lòng, là tấm lòng, rộng hơn là phần tinh thần cũng gọi là tâm hồn, tức là phần điều khiển tất cả mọi sinh hoạt của thể xác. Mà phần tinh thần của con người thì bao gồm rất nhiều thứ, từ tình cảm, lý trí, khả năng suy tưởng, khả năng sáng tác và các khả năng đặc biệt khác.
Chính nhờ phần "tâm này" mà loài người mới có tiến bộ và có cuộc sống khác hơn loài vật, mới được gọi là "linh ư vạn vật". Còn chữ "thanh" được hiểu là sự trong sạch, thanh khiết không bị vướng bất cứ một thứ cặn bã nào. Sự hướng thượng, lòng khoan dung, sự tha thứ, sẵn sàng làm điều tốt, điều thiện mưu cầu lợi ích cho người khác" thuộc thanh. Người luôn luôn thanh tâm là người luôn có cuộc sống an lành nhờ tâm hồn được nuôi dưỡng bằng những tình cảm, tư tưởng thanh cao, tốt đẹp. Vì thế,họ luôn luôn được an vui, hạnh phúc. Chính nguồn vui, hạnh phúc này giúp họ có đời sống rất khỏe mạnh và an lạc.

2. Quả dục 

Dục là ham muốn, đòi hỏi, thèm khát. Quả dục là giảm thiểu sự ham muốn, sự đòi hỏi, sự thèm khát. Tham vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn. Chính vì lòng ham muốn này đã dẫn dắt không biết bao nhiêu người đi vào vực sâu, mất an vui, hạnh phúc và gần nhất là là sức khỏe bị suy mòn, tinh thần bị lụn bại. Vì thế muốn, nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu thì phải biết chế ngự lòng ham muốn, tính tham lam, thèm khát. Lòng ham muốn vô bờ biến giống như những cơn sóng to làm chìm đắm tất cả mọi sự bình an. Phải biết sống an vui với những gì mang đang có, biết "tri túc" thì cuộc sống sẽ tốt đẹp và có ý nghĩa. Người xưa thường khuyên ta : "Tri túc thường lạc" hoặc "Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc". Nghĩa là biết đủ thì sẽ luôn được an vui, hoặc biết đủ, an hưởng cái đủ, còn chờ đủ thì không bao giờ đủ cả..

3. Thủ chân 

Thủ là giữ. Chân là chân lý. Thủ chân tức là luôn luôn theo đuổi một điều gì mình cho là chân lý,là lý tưởng. Đời người phải hướng về một mục đích nào đó để phục vụ, để thờ phượng thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Thật là tội nghiệp cho bất cứ ai cứ tưởng phương tiện là mục đích. Nếu biến phương tiện thành mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho những đối tượng tầm thường. Rất nhiều người coi tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, danh vọng, sắc đẹp là mục đích trong khi chúng chỉ là phương tiện, nên cả đời họ chỉ lo chạy theo những thứ vật chất mau đổi thay, mau tan rã, không tồn tại lâu dài này. Tự biến mình thành nô lệ mà mình không bao giờ tỉnh thức.
Người biết sống, người sáng suốt lúc nào cũng phân biệt rõ được phương tiện và mục đích. Họ luôn luôn làm chủ đời sống chứ không bao giờ trở thành nô lệ. Mục đích của họ có thể có nhiều nhưng mục đích cùng tột cao cả nhứt là sự giải thoát khỏi những ưu phiền của thể sự, những hạn hẹp của kiếp người. Người "thủ chân" thường là người biết sống, có một ước mơ cao cả đề tìm cầu, để thực hiện trong suốt cuộc đời của mình. Họ sống thanh thoát và ra đi an lành. Họ sống giản dị và biết vượt qua những ưu phiền.

4. Luyện hình 

Luyện hình được hiểu là rèn luyện cơ thể. Nói một cách thật dễ hiểu là tập luyện cho thân hình luôn luôn khỏe mạnh, cường tráng. Tục ngữ Pháp có câu : "Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể cường tráng" (Une âme saine dans un corps sain). Tập luyện cho cơ thể khỏe mạnh có rất nhiều cách. Từ tập thể dục thông thường đến đi bộ, bơi lội, đi xe đạp..v..v.. đều là những cách đơn giản và thông dụng.
Nhưng luyện hình mà Tuệ Tỉnh muốn nói, không đơn giản chỉ là những động tác thể dục bình thường mà là những cách tập luyện toàn diện giúp cho nội lực luôn sung túc và đả thông được các huyệt đạo trong lục phủ, ngũ tạng. Cách luyện hình của người xưa tại Á Đông được truyền bá giới hạn trong các môn phái Yoga, Thiền và nhứt là trong các môn phái Khí Công. Để đạt được cả hai phần thể chất và tinh thần, Tiên Thiên Khí Công vừa có các cách luyện tập vận khí, đưa năng lượng Khí Trời trong sạch vào trong cơ thể làm thông các huyệt đạo, vừa đưa khí vào để biến tinh khí thành thần để thay thế thức ăn, thức uống.
Ngoài các cách tập luyện về phần làm khang kiện thể chất, Tiên Thiên Khí Công cũng có phần tập an định về tinh thần để đạt được sư an lạc, tự tại. Người tập Tiên Thiên Khí Công kiên trì, theo đuổi lâu dài, thực hành đúng cách sẽ đạt được những kết quả to lớn cả thể chất lần tinh thần trong thế gian đầy ô trược và xã hội với bịnh tật tràn lan như hiện nay.
Điều cần nói thêm là danh y Tuệ Tĩnh qua hai câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, đã cho ta một phương châm vô cùng quý báu để sống thế nào cho đúng, sống thế nào cho khỏe mạnh, trường thọ, sống thế nào cho được an vui, hạnh phúc. Chắc chắn, là còn một phần tối hệ trọng khác, nhưng Tuệ Tĩnh không đề cập trong hai câu nói nổi tiếng này. Đó là điều mà Người muốn gửi gấm trong hai chữ “thủ chân” ở câu thứ hai. Vì bất cứ một thứ chân lý nào tồn tại trên thế gian này mà chỉ dừng lại ở những bất toàn, bất túc, những vô thường hằng ngày thì chưa thể gọi là chân lý theo nghĩa thật triệt để, nói cách khác là vẫn chưa giải quyết được tận gốc cuộc sống của con người. Nhưng, bất cứ một loại thành tựu nào, dù là thể chất hay tâm linh, dù vô thường hay vĩnh hằng đều phải là kết quả của những dụng công, những cố gắng và miệt mài áp dụng thực hành. Và tất nhiên, bất cứ một phương pháp hay một pháp môn nào muốn được thừa nhận đều cũng phải được chứng nghiệm, phải đưa đến kết quả chắc chắn. Còn ngược lại, một phương pháp chỉ có tính lý thuyết suông, lại mang nhiều điều không hữu lý, không mang tính khoa học thì nhứt định chúng ta không nên uổng thời giờ tìm hiểu và tất nhiên không nên thực hành.

Tóm lại, qua hai câu :

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

Danh y Tuệ Tĩnh đã nhắc nhở ta bảy điều tâm niệm cần phải nằm lòng để trở thành một người có cuộc sống khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc, một thứ hạnh phúc chân thật, đúng nghĩa.

Sưu tầm

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH SỎI GAN, SỎI MẬT, SỎI THẬN


Đại sài hồ thang- Bài thuốc chữa sỏi mật
Đại sài hồ thang:
Sài hồ32g
Hoàng cầm: 12g
Bạch thược: 12g
Đại hoàng:  8g
Bán hạ: 20g
Sinh khương: 20
Đại Táo: 12g
Chỉ thực: 10g

Cách dùng: Sắc nước uống.

Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết.

Ứng dụng lâm sàng: Chữa hợp bệnh dương minh và thiếu dương , hàn nhiệt vãng lai, ngực khó chịu buồn nôn, dưới tâm bĩ rắn hạ lợi không dễ chịu, mạch huyền vô lực. Thường dùng chữa viêm mật, sỏi mật viêm tuỵ cấp , viêm dạ dầy mãn thuộc thực nhiệt chứng.
Trường hợp táo bón có sẵn nhiệt thịnh phiền táo, mồm khát, lưỡi khô mặt đỏ, mạch đỏ , mạch “ mạch hồng”  “ thực” gia thêm Mang tiêu, để tả nhiệt thông tiện.
Trường hợp đau bụng trên đau đầy gia Qua lâu bì để thanh nhiệt hành khí.
Trường hợp Sốt cao nói sảng gia hoàng liên, Sơn chi để thanh tả tâm vị nhiệt. Trường hợp
hoàng đản (da vàng) gia nhân trần cao, Hoàng bá để thanh trừ thấp nhiệt.
Trường hợp nôn mửa gia tả kim hoàn, trúc nhự để thanh nhiệt chỉ ẩu . Bài thuốc không được dùng nếu không có hội chứng lý thực nhiệt tích trệ.

Giải thích bài thuốc: Bài này là bài tiểu sài hồ thang bỏ sâm, cam thảo gia Chỉ thực, Bạch thược trong bài thuốc vị Sài hồ, đại hoàng có tác dụng hoà giải thiếu dương, thanh nhiệt dương minh đều là chủ dược, Hoàng cầm giúp Sài hồ hoà giải thiếu dương, Chỉ thực cùng đại hoàng thanh tán kết nhiệt dương minh , bán hạ , Sinh khương giáng nghịch chỉ ẩu, hợp với đại hoàng, Chỉ thực tăng thêm tác dụng giáng nghịch khí chỉ ẩu. Bạch thược hợp với đại hoàng Chỉ thực hoà trung trị phúc thống, đại tiện táo điều hoà các vị thuốc.
 
Xin giới thiệu bài thuốc nam dân tộc Tày chữa bệnh sỏi gan, chữa bệnh sỏi mật, chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu của gia đình: 

Không giống như các bài thuốc khác chỉ chủ yếu chú trọng đến việc đẩy viên sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh mà không chú ý rằng nếu kích thước của viên sỏi quá lớn sẽ gây giãn thận gây đau cho người bệnh... Bài thuốc nam chữa bệnh sỏi gan, bài thuốc nam chữa bệnh sỏi thận, bài thuốc nam chữa bệnh sỏi mật của gia đình chúng tôi có tác dụng trực tiếp ngăn ngừa cặn lắng ngay từ trong máu của bệnh nhân đồng thời bào mòn sỏi . Viên sỏi sẽ được bào mòn từ từ và đưa ra ngoài cơ thể không gây giãn thận hay đau đớn cho người bệnh.

Thuốc dạng sắc uống và thuốc viên.

Thuốc uống: Cho thuốc vào ấm đun sôi, để nhỏ lửa 50 - 60 phút. Rót vào phích uống thay nước hàng ngày. (Mỗi ngày nên uống khoảng 2l nước thuốc)

Thuốc viên: Từ 5- 7 ngày uống một liều (5 liều/ 1 tháng) uống vào sáng sớm, lúc đói. Uống cùng với 1 chén nước chè làm thang. Sau 3 giờ thì ăn uống bình thường.


Thuốc không hề có tác dụng phụ. Người mắc bệnh về dạ dày, đại tràng vẫn có thể uống thuốc được.

Lương y - Bác sỹ YHCT: Ma Đình Tú
SĐT: 0986.796.990   -   0168.465.2222
        


Thuốc nam Gia truyền Dân tộc Tày CHẤN MỘC VIÊN
Trụ sở chính: Khu 7, Ngọc Lâu, Hà Lộc, Thị xã Phú thọ, Tỉnh Phú Thọ
Ma Đình Tú098 679 69 90
Emailinfo@thuoc-nam.com

Chuyên đặc trị:
- Thoái hóa xương khớp, đau vai gáy, đau dây thần kinh, vôi gai đốt sống, bệnh gút, thoát vị đĩa đệm.
- Tiểu đường, huyết áp
- Xơ gan cổ trướng, viêm gan, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.
- Viêm xoang.
- Trĩ nội, trĩ ngoại.
- Yếu sinh lý, vô sinh.
- Sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật, sỏi bang quang, tiết niệu...

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

BẠCH CẬP - BÀI THUỐC CHỮA BỆNH LAO PHỔI, UNG THƯ PHỔI

BẠCH CẬP - BÀI THUỐC CHỮA BỆNH LAO PHỔI, UNG THƯ PHỔI





Điều Trị Lao Phổi: Bột Bạch Cập được dùng cho 60 trường hợp lao mạn tính không đáp ứng được với thuốc điều trị thông thường. Sau khi uống thuốc 3 tháng, 42 trường hợp được khỏi (kết quả X.quang giảm, hang khép lại, ESR bình thường, đờm âm tính, các triệu chứng biến mất), 13 trường hợp tiến triển khả quan, 2 trường hợp không có biến chuyển. Các nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự (Trung Dược Học).

Điều Trị Dãn Phế Quản: Dùng dài ngày (3-6 tháng) Bạch Cập cho 21 trường hợp dãn phế quản thấy đờm và ho có giảm, kiểm soát được ho ra máu (Trung Dược Học).

Đối với vết bỏng và chấn thương: Dùng dầu + bột Bạch Cập đắp tại chỗ cho 48 cas bị bỏng và chấn thương (dưới 11% của cơ thể), 5-6 ngày thay băng 1 lần. Tất cả đều khỏi trong vòng 1-3 tuần (Trung Dược Học).

- Tác dụng chống ung thư: Chất nhầy cửa Bach cậâp là thành phần có tác dụng chống ung thư (Trung Dược Học).

Độc tính: Độc tính của Bạch cậâp lúc phối ngũ với Phụ tử, Xuyên ô và Thảo ô, v/ới cách sắc, phương pháp cho uống và liều lượng như nhau thì Bạch cập phối hợp với từng vị thuốc trên và riêng lẻ từng vị cho uống thì độc tính của thuốc và số súc vật thí nghiệm tử vong không thấy tăng (theo sách cổ thì Ô đầu phản Bạch cập) (Trung Dược Học).

Thành phần hoá học: Chất nhầy.

Công năng: Thu liễm, chỉ huyết, sinh cơ, tiêu thũng

Công dụng: Làm thuốc cầm máu trong trường hợp viêm phổi ho ra máu, chảy máu cam, trĩ, chữa bỏng, chân tay nứt nẻ.

Cách dùng, liều lượng: Thường phối hợp trong các đơn thuốc chữa bệnh phổi, ho ra máu. Ngày 2-6g, dạng thuốc sắc hoặc nghiền bột rắc vào vết bỏng.

Bào chế: Lấy Bạch cập sạch, hấp cho mềm đều, thái phiến phơi khô.

Bài thuốc: 

+ Trị chân tay nứt nẻ: nhai thuốc bôi vào (Tân Tu Bản Thảo).

+ Trị mụn đinh nhọt, lở: Bạch cập nửa chỉ tán bột khuấy với nước, gạn bột trên giấy mỏng rồi dán lên (Tụ Trân Phương).

+ Trị bị đánh đập trị gãy xương: trộn Bạch cập 8g với rượu thì công hiệu của nó không kém gì Tự nhiên đồng (Vĩnh Loại Kiềm Phương).

+ Trị da tay chân nứt lở vì lạnh: Bạch cập tán bột, trộn nước bôi vào, tránh nhúng nước (Tế Cấp Phương).

+ Trị bỏng lửa: Bạch cập tán bột trộn với dầu bôi lên (Triệu Chân Nhân Phương).

+ Trị chân khí đau nhức: Bạch cập, Thạch lựu bì, mỗi thứ 8g nghiền bột trộn với mật làm viên bằng hạt đậu xanh lần uống 3 viên với nước lá Ngải pha với tí dấm (Sinh Sinh Biên Phương).

+ Trị lưỡi sưng cộm lên như lưỡi ngỗng: dùng Bạch cập tán bột, tẩm sữa, đắp  vào lòng bàn chân (Thánh Huệ Phương).

+ Trị phụ nữ tử cung sa: Bạch cập, Xuyên ô hai vị bằng nhau, nghiền nhỏ gói vào lụa 4g, đút vào trong âm hộ chừng 1 ngón trỏ, có cảm giác nóng trong bụng dưới thì rút ra, ngày làm một lần (Quảng Tế Phương).

+ Trị vết dao thương chém đứt: Bạch cập, Thanh cao (nung) hai vị bằng nhau đắp vào chỗ đó có thể làm cho nhúm miệng (Thánh Huệ Phương).

+ Trị ra máu cam không cầm: Bạch cập tán nhỏ lấy nước trộn đắp ở giữa sơn căn, bên trong uống 4g (Kinh Nghiệm Phương). 

+ Trị phế ung, nôn ra máu: Bạch cập nghiền nhỏ uống lần 12g với nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 

+ Trị phế bị hang lâu ngày không liền, ho ra máu mủ: Bạch Cập tán bột mịn, mỗi lần uống 10g với nước ấm trước khi đi ngủ. Trang Kiệt Thuần cho 13 bệnh nhân lao uống Bạch cập 9g, ngày 3 lần, phần lớn từ 1 đến 3 ngày hết ho ra máu (Độc Thánh Tán - Phúc Kiến Trung Y Dược Tạp Chí 1964, 9 (4) 32).

+ Trị lao phổi trong đàm có tí máu:  Bạch cập 8 phần, Tam thất 4 phần,tán bột, mỗi lần uống  4g, ngày 2 lần với nước (Bạch Cập Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 

+ Trị ho ra máu: Bạch cập 40g, Tỳ bà diệp 12g, Ngẫu tiết 20g, tán bột. Ngoài ra lấy A giao sao với Cáp phấn 12g, Nấu nước Sinh địa xong, trộn các vị thuốc ấy vào làm viên. Mỗi lần uống 8g, với nước (Bạch Cập Tỳ Bà Hoàn -Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 

+ Trị chứng phế ung, ho ra máu: Bạch cập 12g, Xuyên bối mẫu 6g, Bách hợp 12g, Dĩ mễ 20g, Phục linh 12g, Sắc uống. (Bạch Cập Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 

+Trị vết thương do té ngã, kim khí chém:  Bạch cập, Thạch cao (nung) 2 vị tán bột dán lên chỗ lở (Sinh Cơ Liễm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).).

+ Trị gĩan phế quản, ho ra máu:  Từ Tử Bình dùng Bạch cập trị 21 cas gĩan phế quảùn, ho ra máu: mỗi lần cho uống bột Bạch cập 2-4g, ngày 3 lần. 3 tháng là một liệu trình. Theo dõi 1-2 liệu trình, chứng ho, đàm đều giảm nhiều, hết ho ra máu (Sơn Đông Y Học Tạp Chí 1960, 10: 9).

+ Trị xuất huyết tiêu hóa trên: tác gỉa dùng bột Cầm Máu Số I (Nhi trà, Bạch cập, A giao, Vân Nam Bạch Dược) trị 140 ca có kết quả 133 ca, tỉ lệ 95%, thử phân, máu,  chuyển sang âm tính bình quân 6, 1 ngày. Dùng bột Cầm Máu Số 2 (số 1 bỏ \/ân Nam Bạch Dược) trị 20 ca, 18 ca khỏi, 90% phân chuyển sang âm tính. Bình quân 4 ngày. Dùng bột Cầm Máu Số 3 (bột Cầm Máu Số 2 thêm Sâm Tam thất), trị 60 ca có kết quả 56 ca, tỉ lệ 93,3%, thử phân và máu thấy chuyển sang âm tính. Bình quân 5,7 ngày. Phần lớn bệnh nhân hết chảy máu lâm sàng trong 1-3 ngày (Báo Cáo Của Khoa Nội Bệnh Viện Công Nông Binh Bắc Kinh, Tạp Chí Tân Y Dược Học 1978, 3:28).

+ Trị xuất huyết do loét dạ dày: Tiền Nhạc Niên dùng Bạch cập,  Ôâ tặc cốt, mỗi thứ 2g, ngày uống 3-4 lần, trị 108 ca xuất huyết dạ dày, 3 ngày phân đen chuyển thành vàng 47,4%, 7 ngày chuyển mầu vàng 89 5%, phản ứng máu và phân chuyển sang âm tính sau 3 ngày 20, 6%, 7 ngày chuyển âm tính 76.4% (Tạp Chí Trung Y Giang Tô 1965. 11: 3).

+ Trị tiêu ra máu do rách hậu môn:  Lương Thl dùng chất nhầy Bạch cập thêm vào bột Thach cao, chế thành cao Bach cập, trị 11 ca rách hậu môn ra máu, dùng gac tấm cao đắp vào vùng đau, mỗi ngày thay 1 lần trong 10- 15 ngày, theo dõi sau 3 tháng đều có kết quả. 9 ca sau, 1 gạclần đắp hết ra máu, đắp thuốc ngày thứ nhất và ngày thứ hai toàn bộ không đau hoặc gỉam đau nhiều, sau 6- 10 ngày, nhìn vết rách thấy lành (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1959, 7 (7): 661).

+ Trị phế ung (áp xe phổi) ho khạc ra máu: dùng Bạch Cập Thang (Bạch cập 12g, Xuyên bối 6g, Bách hợp 12g, Y dĩ 20g, Phục linh 12g sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). 

+ Trị  thủng dạ dày tá tràng cấp: Truyền Bôi Bưu và cộng sự dùng Bạch cập trị  chứng thủng dạ dày cấp 29 ca như sau:  trước hết dùng ống dạ dày hút sạch dạ dày xong, rút ống cho uống nhanh bột Bạch cập với nước sôi nguội, không quá 90ml, sau 1 giờ uống 1 lẩn nữa như lần trước. Ngày thứ 2, lượng thuốc Bach cập mỗi lần 3g, ngày 3 lầân. Ngày đầu phải nhịn hoàn toàn, ngày thứ 2 uống ít nước và ăn lỏng, ngày thứ 3 chế độ bán lỏng. Kết quả khỏi 23 c, không kết quả phải mổ 1 ca, biến chứng áp xe dưới cơ hoành 1 ca, tử vong 4 ca (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp chí 1963, 11(7): 511).

+  Trị bệnh lao: Viện phòng trị bệnh lao Cẩm Châu đã trị 60 ca các loại lao phổi đã lờn thuốc chống lao,  bằng thuốc chống lao thêm Bạch cập, kết quả tốt. Mỗi ngày uống bột Bạch cập 6g. Kết quả sau 3 tháng kiểm tra lại: khỏi lâm sàng 42 ca (chụp X quang phổi, vết tổn thương tiêu hoặc xơ hóa, hang liền miệng, đàm BK âm tính (-), tốc độ lắng máu bình thường, triệu chứng lâm sàng hết), tiến bộ rõ 13 ca, 2 ca không khỏi (Trung Quốc Phòng Lao Tạp Chí 1960, 2 .75).

- Trị lao hang xơ hóa mạn tính: Dùng  Bạch cập 1000g, Bách bộ 300g, Xuyên bối mẫu 300g, Bách hợp 300g, Mẫu lệ 300g, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 10g, ngày uống 2 hoàn, sáng và chiều. Hoặc ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 hoàn, uống liên tục 6 tháng. Đã trị 20 ca, kết quả tổn thương lao mới bị biến mất 1/3- 1/2 là 15ca, không kết quả 5 ca, tổn thương xơ cũ không thay đổi (Báo cáo của Triệu Quang Thanh (Trung Quốc Phòng Lao Tạp chí 1966, 7(3):209).

-  Trị lỗ dò do lao: Dùng bột Bạch cập đắp ngoài, tùy theo tình hình chảy nước nhiều ít mà đắp hàng ngày hoặc cách nhật, lúc chất xuất tiết giảm, thay đắp 1 tuần 1-2 lần, phần lớn vết thương sau 15 lần đắp có xu hướng bớt. Đã trị cho 10 ca có dò lao, sau 15-30 lần khỏi (Báo cáo của Bệnh Viện Lao Nội Mông. Trung Quốc Phòng Lao Tạp chí 1960, 2: 1106).

- Trị ho gà:  Hoàng Dụ Xương dùng Bạch cập tri 87 ca ho gà, liều lượng dưới 1 tuổi:  0, 1- 0, 15g/kg, từ 1 tuổi trở lên: 0,2 - 0,25g/kg. Kết quả có 37 ca sau 5 ngày uống thuốc triệu chứng giảm rõ, 15 ca trong 10 ngày giảm, 6 ca không kết quả, 37 ca bỏ dở (Sơn Tây Y Học Tạp Chí 1957, 2: 53).

- Trị bụi phổi: Tác giả dùng thuốc Bạch cập trị 34 ca bụi phổi đơn thuần, mỗi lần cho uống 5 viên (1 viên có 0,3g sinh dược, ngày uống 3 lần. Sau 3 tháng đến 1 năm, các triệu chứng như đau ngực, thở gấp, ho, khạc đờm đen, ho ra máu giảm rõ hoặc mất, chức năng phổi được cải thiệân, lên cân, nhưng phối chụp X quang không thay đổi rõ rệt (Trung Hoa Bệnh Lao Tap Chí 1959, 7(2):149).

- Trị bỏng lửa, nước sôi và chấn thương ngoại khoa:  Dùng chất nhớt Bạch cập bôi ngoài, bôi đắp xong, đắp gạc Vaseline lên, bọc lại. Trường hợp nặng 5-7 ngày thay 1 lần, trường hợp bội nhiễm, thay băng cách nhật. Tra Thần Khang đã dùng cách này trị cho 9 ca bỏùng (diện tích bỏùng 8%), 2 ca vết mổ sau viêm ruột thừa và 38 ca chấn thương ngoại khoa (bình quân diện tích tổn thương 11%), đều khỏi sau từ 1 đến 3 lần bôi đắp thuốc (Trung Y Tạp Chí 1965 (7):37).

-  Dùng Bạch cập thay huyết tương trị sốc do mất nhiều máu: dùng chất nhầy Bạch cập chế thành dung dịch 2% thay huyết tương, thứ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, mất máu do chấn thương ngoại khoa xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết do xo gan, lượng dùng 250 - 500ml, có tác dụng duy trì dung lượng máu và nâng huyết áp (Báo cáo của khoa nhiễm Bệnh viện số 1 Trường đại học y khoa Cát Lâm, Thông Tin Trung thảo Dược 1973, 1'34)

- Trị nứt nẻ chân tay:  Tăng Xung đã dùng Bạch cập 30g, Đại hoàng 50g, Băng phiến 3g đều tán bột mịn, thêm mật ong, khuấy thành hồ bôi ngoài, ngày 3 lần. Đã trị 13 ca toàn bộ khỏi, nhẹ thời gian 2-3 ngày, nặng 5~7 ngày (Hà Nam Trung Y Tạp Chí 1985, 2:21).

Kiêng kỵ: Không kết hợp với các loại thuốc Ô đầu (Ô đầu, Phụ tử, Thiên hùng).

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, vôi- gai cột sống.


Bài thuốc nam gia truyền Chấn Mộc Viên chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, vôi- gai cột sống gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp.



Khi bệnh nhân đến thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc sẽ được thăm khám để biết ngoài tổn thương hệ thống cột sống thì bệnh nhân có bị tổn thương vùng cơ hay không. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân được chỉ định áp dụng thêm liệu trình châm cứu, bấm huyệt, tác động cột sống để kích thích thuốc tác động nhanh hơn tới vùng điều trị .

1. Bài Thuốc Uống: 

Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược trong tự nhiên. Bài thuốc có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, hoạt huyết tăng cường lưu thông máu giúp đào thải độc tố, bồi bổ phục hồi lại vùng bị thoái hóa. Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được chiết xuất từ nam dược lành tính.

2. Bài Thuốc Đắp: 

Thuốc được bào chế từ lá thuốc tươi giã nhỏ, cho thêm 1 chén rượu trắng xào nóng. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ lại để buổi tối dùng tiếp.

Liệu trình châm cứu, bấm huyệt, tác động cột sống: 

Tùy từng trường hợp bệnh nhân được chỉ định châm cứu, bấm huyệt, tác động cột sống để kích thích tăng cường tác dụng của thuốc tới vùng điều trị.Giúp bệnh nhân giảm nhanh các cơn đau cấp, co cứng gân cơ, khớp.

Để điều trị có hiệu quả bệnh nhân dùng tối thiểu 1 liệu trình là 7 đến 10 ngày đắp thuốc và 1 tháng uống thuốc. Bệnh nhân ở xa đến có thể ở lại nhà thuốc vài ngày để điều trị giảm các cơn đau cấp. Sau đó nhà thuốc sẽ hướng dẫn cách đắp thuốc và uống thuốc để bệnh nhân mang thuốc về nhà tự điều trị. Tất cả các bệnh nhân khi đến với nhà thuốc chúng tôi hầu như đều đạt hiệu quả tốt.

Liên hệ:

Ma Đình Tú: 098 679 69 90. - 0168 465 2222

Email: thuocnam.dantoc@gmail.com

Thuốc nam Gia truyền Dân tộc Tày CHẤN MỘC VIÊN

Trụ sở chính: Khu 7, Ngọc Lâu, Hà Lộc, Thị xã Phú thọ, Tỉnh Phú Thọ


Hà Nội: : Số 102, ngõ 683, Đường Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Theo: www.thuoc-nam.com


Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Châm cứu, xoa bóp - bấm huyệt và khám chữa bệnh đa khoa y học cổ truyền tại nhà bệnh nhân.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Châm cứu, xoa bóp - bấm huyệt và khám chữa bệnh đa khoa y học cổ truyền tại nhà bệnh nhân.



Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Châm cứu,  xoa bóp - bấm huyệt và khám chữa bệnh đa khoa y học cổ truyền tại nhà bệnh nhân. ( Khu Vực Hà Nội)

CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CÁC BỆNH :

- Đau đầu , hoa mắt , chóng mặt, mất ngủ, rối loạn tiên đình ...

- Đau dây thần kinh, đau vai gáy, đau cánh tay, tê bì hai bàn tay và các ngón tay....

- Thoát vị đĩa đệm, đau lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng - cột sống cổ, đau dây thần kinh toạ...

- Liệt 7 ngoại biên ( miệng méo, mắt nhắm không hết) liệt nửa người ( Liệt 1/2 người )...

BỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CÁC BỆNH:

- Thoái hóa xương khớp, đau vai gáy, đau dây thần kinh, vôi gai đốt sống, bệnh gút, thoát vị đĩa đệm.

- Viêm loét dạ dày, đại tràng, hành tá tràng

- Xơ gan cổ trướng, viêm gan, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.

- Viêm xoang.

- Trĩ nội, trĩ ngoại.

- Yếu sinh lý, vô sinh.

- Sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật, sỏi bang quang, tiết niệu...

- Mất ngủ , ăn kém , suy nhược cơ thể....

- Tiểuđường, phì đại tiền liệt tuyến, tiểu không tự chủ, viên đường tiết liệu, viêm bàng quang

- Sốt cảm mạo, viêm sưng A MI ĐAN, viêm phế quản.HO- Thở khò khè kéo dài...

- ZONA thần kinh, các bệnh ngứa và dị ứng...

- Quai bị, hạch cổ, viêm tai giữa...

- Mụn trứng cá, rối loạn nội tiết tố.

- Huyết áp cao, huyết áp thấp

- Chảy máu cam ,rong kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều

- U xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú

- Và các bệnh về hệ tiêu hoá...

- Đặc biệt  bệnh thuỷ đậu ( canh châu, bỏng dạ) Nhanh khỏi không để lại sẹo.

Thời gian khám chữa bệnh tại nhà: 

- Buổi tối các ngày trong tuần. ( Ngoài  giờ hành chính)

- Thứ bảy, chủ nhật: Cả ngày

Liên hệ:

Ma Đình Tú: 098 679 69 90. - 0168 465 2222

Email: thuocnam.dantoc@gmail.com

Thuốc nam Gia truyền Dân tộc Tày CHẤN MỘC VIÊN

Trụ sở chính: Khu 7, Ngọc Lâu, Hà Lộc, Thị xã Phú thọ, Tỉnh Phú Thọ

Hà Nội: : Số 102, ngõ 683, Đường Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội