Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

SỎI MẬT và các bài thuốc chữa sỏi mật bằng đông y.



SỎI MẬT – Viêm túi mật     



  

 Tự tham khảo cách chữa:

Đại Cương


Sỏi mật là bệnh đường mật có sỏi, phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào ở hệ thống túi mật (túi mật, ống mật).

Bệnh nhân thường từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ở vùng hạ sườn bên phải. Sỏi mật thường kèm theo viêm túi mật hoặc ống mật. Theo y học cổ truyền thì nguyên nhân cơ chế bệnh và biện chứng luận trị cơ bản không khác với Viêm Túi Mật.

Đông y gọi là Đởm Thạch Chứng.

Triệu Chứng

Triệu chứng lâm sàng của sỏi mật tùy thuộc vào vị trí, tính chất, kích thước to nhỏ và biến chứng của bệnh. Có thể do trạng thái tinh thần kích động, chế độ ăn uống (ăn nhiều chất nóng, uống rượu...), thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường ảnh hưởùng nhiều đến cơn đau tái phát. Diễn tiến bệnh có thể chia làm 2 thời kỳ: phát cơn đau và ổn định.

1-Thời kỳ phát cơn đau: bệnh phát đột ngột, rất đau vù ng hạ sườn phải, cơn đau thắt kéo dài từng cơn nặng lên, đau xuyên lên vùng vai hoặc bả vai bên phải, ấn vào đau nhiều hơn (cự án). Người bệnh sốt cao hoặc vừa hoặc kèm cơn rét, miệng đắng, họng khô, nôn, buồn nôn, hoặc da mắt vàng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng nhầy, mạch Huyền, Hoạt, Sác, điểm Murphy (+) hoặc cơ vùng bụng trên bên phải căng tức. Gan và túi mật to, đau nhiều sốt cao, hôn mê nói sảng, ngoài da có nốt ứ huyết, chảy máu cam... (thường kèm theo viêm túi mật).

2. Thời kỳ ổn định: vùng hạ sườn phải ấn đau nhẹ, cảm giác đau âm ỉ có thể xuyên lên vai lưng từng cơn nhẹ rồi hết hoặc bụng trên đầy, chán ăn, miệng đắng, sợ mỡ, không sốt, không vàng da, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch Huyền. Thời kỳ này không có triệu chứng viêm nhiễm hoặc tắc mật.

Sỏi mật theo thành phần có thể chia ra sỏi Cholesteron và sỏi Sắc tố mật.

Sỏi Cholesteron thường do ăn nhiều mỡ động vật, nồng độ Cholesteron trong máu cao có quan hệ với sự hình thành sỏi. Sỏi sắc tố mật phần lớn do tế bào thượng bì rơi rụng trong viêm nhiễm đường mật, vi khuẩn, giun đũa hoặc trứng giun hình thành hạch tâm của sỏi.

Chẩn Đoán

Chủ yếu dựa vào:

- Đau tức vùng bụng trên: thời kỳ phát cơn đau dữ dội vùng hạ sườn phải xuyên lên vai hoặc xuống bả vai, cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ba ngày và có thể tái phát.

- Đau sườn: Triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ăn vào đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, nôn, buồn nôn, nôn ra mật hoặc thức ăn.

- Khám ấn đau vùng túi mật, điểm Murphy dương tính.

- Nếu có tắc nghẽn thì da sẽ vàng, tiểu vàng, nếu nhiễm khuẩn thì sốt cao.

Siêu âm: có giá trị xác định chẩn đoán kích thước túi mật, số lượng sỏi, chính xác trên 90%.

Điều Trị

Về căn bản giống như viêm túi mật cấp và mạn tính.

1. Khí trệ

vùng hạ sườn đau tức âm ỉ hay đau nhiều có lúc không đau, miệng đắng họng khô, không muốn ăn uống không sốt cao, có hoàng đản hay không có hoàng đản, rêu lưỡi trăng mỏng hay vàng, mạch huyền khẩn hay huyền sác

 
SàI hồ
12
M hương
12
chỉ sác
12
X luyện
12
Huyền hồ
12
đại hoàng
12
H cầm
12
Thanh bì
10
Chỉ thực
8
Trạch tả
40
 
 

  2. Thấp nhiệt:
Triệu chứng: vùng hạ sườn phải đau tức, miệng đắng họng khô, lượm giọng buồn nôn, sốt sợ lạnh hay sốt sợ rét, mắt vàng, người vàng, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hồng sác hay hoạt sác pháp; thanh nhiệt trừ thấp

 
Hoàng cầm
12
Chi tử
12
Đương qui
12
Sài hồ
12
Mộc thông
 
Cam thảo
`
Sinh địa
 
Trạch tả
40
Sa tiền
16
Kim tiền thảo
40
Nhân trần
40
Long đởm thảo
12
Đại hoàng
4
Uất kim
8
Chỉ sác
8

 Nếu thấp nhiệt gây sốt và hoàng đản nhiều thêm  Hoàng liên  12;  Hoàng bá 12 ;  Bồ công anh 40 ; Mộc hương 12
Nếu táo bón thêm : mang tiêu 20
Châm cứu : khi có cơn đau quằn quại châm trước hết  châm các huyệt ở xa như đởm nang, túc tam lý, uỷ trungthái xung bên phải rồi đến thiên ứng, nhật nguyệt , chương môn, kì môn,thương quản, đởm du, tam tiêu du, thận du
 Đối với sỏi to
pháp trị: nhuyễn kiên bài sỏi

 
tiêu thạch(hoả tiêu)hoặc huyền minh phấn hoặc mang tiêu
ngày dùng 2-3 lần ,uống với nước cháo đại mạch
phàn thạch (lục phàn)

phối hợp với bài Tiêu dao tán
 
 
Mang tiêu
10
Hải kim sa
10
Kim tiền thảo
30
Hoạt thạch
12
Trạch tả
10
Sa tiền
15
ý dĩ
20
Xuyên luyện
10
Uất kim
10
Hổ trượng
10
Sài hồ
10
Bạch thược
15
 
 
 
 
 
 
 
Đối với sỏi nhỏ hơn 1 ly và ống gan có sỏi sau khi mổ sót lại: Pháp trị:thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống

 
k t thảo
40
nhân trần
12
uất kim
12
chỉ sác
12
m hương
12
sđ  hoàng
12
Trạch tả
4

Thuốc tán ngày 2 lần mỗi lần 3g ,thuốc thang chia 2 lần uống
châm cứu: uỷ trung, thừa sơn, thái xung, tam âm giao, huyền chung

3. viêm mật man tinh

Triệu chứng: đầy bụng, có cảm giác khó chịu ở bụng trên hoặc bên phải bụng trên, đau kéo dài, hoặc đau bả vai, có cảm giác nóng ruột, ợ hơi, mỏi mệt nhất là sau khi ăn cơm no hoặc ăn những thứ sào rán, nhiều mỡ

 
Bột uất kim
3
Một dược
3
Nhân trần
30
Kim tiền
30
Trạch tả
40
 
 
 
 

Kim tiền, nhân trần sắc nước uống với bột uất kim và Một dược
Xoa 2 bên sườn vào sáng tối
Kiêng: rượu, gia vị đậm đặc, mỡ động vật, ăn no quá, vận động vừa phải

-----------------------------------------------oOo---------------------------------------------theo www.thuocnamviet.com

Kim tiền thảo chữa sỏi mật


Vị thuốc Kim tiền thảo còn gọi Bạch Nhĩ Thảo, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng, Phật Nhĩ Thảo, Thiên Niên Lãnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Đại Kim Tiền Thảo, Giang Tô Kim Tiền Thảo, Quá Lộ Hoàng, Quảng Kim Tiền Thảo, Tứ Xuyên Đại Kim Tiền Thảo (Trung Dược Học), Đồng Tiền Lông, Mắt Rồng, Mắt Trâu, Vảy Rồng ( Việt Nam). Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốc

Tác Dụng:
+ Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm (Trung Dược Học).

+ Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu). Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcChủ Trị:

+ Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độc (Trung Dược Học).

+ Trị gan mật kết sỏi, sỏi Thận, tiểu buốt, hoàng đản (Đông Dược Học Thiết Yếu). Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcLiều Dùng: 20-40g. Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcKiêng Kỵ:

+ Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

- Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo + Xa tiền thảo tươi, giã nát, cho rượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương (Bạch Hổ Đơn - Chúc Thị Hiệu Phương).

+ Trị sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống (Trung Dược Học).

+ Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống (Trung Dược Học).

+ Trị sạn mật: Bệnh viện ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc báo cáo 4 cas sạn mật được trị bằng Kim tiền thảo có kết quả tốt (Trung Y Tạp Chí 1958, 11:749).

+ Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống (Trung Dược Học).

+ Trị sỏi đường tiểu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12g. Sắc uống (Trung Dược Học).

+ Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống (Trung Dược Học).

+ Trị trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm Tư Khôn đã theo dõi trên 30 cas sau khi uống 1-3 thang thuốc, thấy hết sưng và đau. Đối với trĩ nội và ngoại đều có kết quả như nhau (Tạp chí: Bệnh Hậu Môn Đường Ruột Trung Quốc 1986, 2:48).

+ Trị đường mật viêm không do vi khuẩn: Tác giả Lý Gia Trân theo dõi 52 cas bệnh đường mật viêm không do vi khuẩn, có sốt nhẹ và triệu chứng điển   hình, dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9% (Trung Y Bắc Kinh Tạp Chí 1985, 1:26).

Tìm hiểu thêm
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcTên Khoa Học: Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcMô Tả: Cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông &1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14-16mmm, chứa 4-5 hạt.Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcThu Hái, Sơ Chế: Thu hái vào mùa hè,  lúc cay có nhiều lá và hoa. Phơi khô.
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcBộ Phận Dùng: Toàn cây.
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcBào Chế: Rửa sạch phơi khô, để dùng.
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcBảo Quản: Để chỗ kín, tránh ẩm mốc.
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcThành Phần Hóa Học:

Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcTrong Kim tiền thảo có:

·  Loại Herba Glechomae Longitubae: L-Pinocamphone, L-Menthone, L-Pulegone, a-Pinene, Limonene, p-Cymene, Isopinocamphone, Isomenthone, Linalôl, Menthol, a-Terpinol, Ursolic acid, b- Sitosterol, Palmitic, acid, Amino acid, Tannins, Choline, Succinic acid, Potassium nitrate.

·  Loại Herba Desmodii Styracifolii: Ancloid, Tannin, Flavones, Phenols.

·  Loại Lysimachiae Christinae: Phenols, Sterols, Flavones, Tannín, Essential oils (Trung Dược Học).
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcTác Dụng Dược Lý:

+ Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kim tiền thảo của Quảng Đông, chích vào chó bị gây mê thấy tuần hoàn mạch vành tăng, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của Thận và não cũng tăng. Thí nghiệm trên heo, thấy cơ tim co lại.

+ Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau ở ống mật, hết vàng  da.

+ Tác Dụng Đối Với Hệ Bài Tiết: nước sắc Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu đối với chuột và thỏ, có thể do chất Potasium chứa trong thuốc.

+ Tác Dụng Đối Với Sỏi, Sạn: nước sắc Kim tiền thảo liều cao ( trên 80g), thường được dùng trị sạn ở mật hoặc đường tiểu.

+ Đối Với Bệnh Nhiễm Khuẩn: nước sắc Kim tiền thảo trị 10 cas ho gà, có 7 cas khỏi, 2 cas có tiến triển. Loại Lysimachia (Quá Lộ Hoàng) đối với tụ cầu vàng, loại Glechoma ( Hoạt  Huyết Đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế.

+ Điều trị bệnh ở ngực: Dùng nước  cốt Kim tiền thảo tươi trị 13 cas tuyến vú viêm, có kết quả rất tốt. Tất cả khỏi trong vòng 6 ngày. Có 8 cas khỏi trong 3 ngày hoặc ngắn hơn. 2 trong số những cas này không thích ứng với trụ sinh.

+Trị quai bị: Đắp Kim tiền thảo vào chỗ sưng đau để trị 50 cas tuyến mang tai viêm (quai bị), thời gian giảm sưng là 12 giờ.

+Trị Phỏng: Đắp Kim tiền thảo  trị 30 cas bị phỏng độ 2 và 3 có kết quả tốt tất cả.

(Trung Dược Học).

+ Quảng Kim tiền thảo  có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Thuốc  có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật, nhờ vậy thuốc có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau do mật co thắt, hết vàng da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Loại Lysimachia có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng. Loại Glechoma có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ trực khuẩn mủ xanh (Chinese Herbal Medicine).
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcĐộc Tính:

Kim tiền thảo không độc. Cho dùng liều 20g/kg liên tục trong tuần đối với súc vật thí nghiệm không thấy có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcTính Vị:

+Vị ngọt, tính hàn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+Theo Trung Dược Học:

.Loại của Giang Tô: vị đắng, cay, tính mát.

.Loại của Quảng Đông: Vị ngọt, nhạt, tính bình.

.Loại của Tứ Xuyên: vị hơi mặn, tính bình.

+Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcQuy Kinh:

+Vào kinh Phế, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).

+Vào kinh Can, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kim tiền thảo, kim tien thao, cây mắt nai - vị thuốcTham Khảo:

. “Trị chứng nga chưởng phong dùng Kim tiền thảo xát vào là khỏi. Dùng nước cốt Kim tiền thảo ngậm, súc miệng rồi nhổ đi trị răng đau rất hay. Vì Kim tiền thảo khứ phong, tán độc do đó, nấu nước Kim tiền thảo mà tắm rửa trị ghẻ lở rấùt thần hiệu...” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

. “Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước trà để tống sỏi ra” (Trung Dược Học).

. “Kim tiền thảo có nhiều chủng loại, chia làm 5 loại họ thực vật khác nhau:

1)     Đại Kim tiền thảo Tứ Xuyên , thuộc họ Anh thảo, trị bệnh sỏi ở gan mật đạt hiệu quả tốt.

2)     Tiểu Kim tiền thảo Tứ Xuyên, thuộc họ Toàn hoa, có thể dùng trị lỵ, bệnh mắt, ghẻ lở.

3)     Kim tiền thảo Quảng Đông, thuộc họ Đậu, thường dùng trị bệnh sỏi ở gan mật và Thận.

4)     Kim tiền thảo Giang Tây, thuộc họ Hoa tán, thường dùng trị bệnh Thận viêm, sỏi Thận.

5)     Kim tiền thảo Giang Tô, thuộc họ Hoa Môi, những năm gần đây phát hiện thấy có thể trị sỏi bàng quang” (Đông Dược Học Thiết Yếu).


-----------------------------------------------oOo---------------------------------------------theo www.thuocnamviet.com

Đại sài hồ thang _ Bài thuốc chữa sỏi mật

 

Đại sài hồ thang- Thuốc chữa sỏi mật

Đại sài hồ thang
Sài hồ
32
Hoàng cầm
12
Bạch thược
12
Đại hoàng
8
Bán hạ
20
Sinh khương
20
Táo
12q
Chỉ thực
10
 
 
 
 
 
 
 
Cách dùng: Sắc nước uống.
Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa hợp bệnh dương minh và thiếu dương , hàn nhiệt vãng lai, ngực khó chịu buồn nôn, dưới tâm bĩ rắn hạ lợi không dễ chịu, mạch huyền vô lực. Thường dùng chữa viêm mật, sỏi mật viêm tuỵ cấp , viêm dạ dầy mãn thuộc thực nhiệt chứng. Trường hợp táo bón có sẵn nhiệt thịnh phiền táo, mồm khát, lưỡi khô mặt đỏ, mạch đỏ , mạch “ mạch hồng”  “ thực” gia thêm Mang tiêu, để tả nhiệt thông tiện. Trường hợp đau bụng trên đau đầy gia Qua lâu bì để thanh nhiệt hành khí. Trường hợp Sốt cao nói sảng gia hoàng liên, Sơn chi để thanh tả tâm vị nhiệt. Trường hợp
hoàng đản (da vàng) gia nhân trần cao, Hoàng bá để thanh trừ thấp nhiệt. Trường hợp nôn mửa gia tả kim hoàn, trúc nhự để thanh nhiệt chỉ ẩu . Bài thuốc không được dùng nếu không có hội chứng lý thực nhiệt tích trệ.
Giải thích bài thuốc: Bài này là bài tiểu sài hồ thang bỏ sâm, cam thảo gia Chỉ thực, Bạch thược trong bài thuốc vị Sài hồ, đại hoàng có tác dụng hoà giải thiếu dương, thanh nhiệt dương minh đều là chủ dược, Hoàng cầm giúp Sài hồ hoà giải thiếu dương, Chỉ thực cùng đại hoàng thanh tán kết nhiệt dương minh , bán hạ , Sinh khương giáng nghịch chỉ ẩu, hợp với đại hoàng, Chỉ thực tăng thêm tác dụng giáng nghịch khí chỉ ẩu. Bạch thược hợp với đại hoàng Chỉ thực hoà trung trị phúc thống, đại tiện táo điều hoà các vị thuốc.

-----------------------------------------------oOo---------------------------------------------theo www.thuocnamviet.com

Trị sỏi mật và viêm đường mật bằng Đông y

Các bài thuốc y học cổ truyền có hiệu quả rõ rệt nhất với các trường hợp viêm túi mật và sỏi mật thông thường (khí trệ) hoặc có vàng da, sốt (thấp nhiệt). Đông y cũng có tác dụng ngăn ngừa tái phát sau khi phẫu thuật lấy sỏi.

Sỏi mật, viêm đường dẫn mật là bệnh mạn tính, hay tái phát với các triệu chứng chủ yếu là: đau vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da. Trên lâm sàng, bệnh được chia làm 4 thể:
- Thể khí trệ hay khí uất tương ứng với chứng viêm túi mật và sỏi mật đơn thuần.
- Thể thấp nhiệt tương ứng với chứng viêm và sỏi mật có sốt cao, vàng da nhiều.
- Thể thực hỏa tương ứng với chứng viêm túi mật hóa mủ, nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Thể chính hư tà hãm tương ứng với chứng nhiễm độc do viêm phúc mạc tràn mật.

Phương pháp điều trị viêm đường mật và sỏi mật bằng Đông y khá phong phú; nhưng chúng hầu như và chỉ thích hợp với thể khí trệ và thấp nhiệt. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật điều trị sỏi đường mật, có thể dùng thuốc Đông y để phòng bệnh tái phát.
Thể khí trệ
Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức âm ỉ hay đau nhiều, có lúc không đau, miệng đắng, họng khô, không muốn ăn uống, không sốt cao, có hoặc không có vàng da, mạch nhanh trên 90 lần/phút.
Bài thuốc: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi thứ 40 g, uất kim, chỉ xác mỗi thứ 8 g, sài hồ, xa tiền tử mỗi thứ 16 g, khổ luyện tử 6 g, chi tử 12 g, đại hoàng 4 g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc đun thay nước uống hằng ngày lâu dài. Nếu đại tiện phân lỏng, có thể giảm hoặc bỏ hẳn vị đại hoàng.

Thể thấp nhiệt
Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức, miệng đắng họng khô, lợm giọng, buồn nôn, sốt sợ lạnh hay lúc sốt lúc rét, niêm mạc mắt vàng, da vàng, nước tiểu đỏ hay vàng, táo bón, lưỡi bẩn, rêu lưỡi vàng dày.
Bài thuốc: Long đởm thảo, hoàng cầm, sơn chi tử mỗi thứ 12 g; sài hồ 16 g, cam thảo, đại hoàng mỗi thứ 4 g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong giai đoạn bệnh cấp, có sốt 5 đến 10 thang. Giai đoạn ổn định có thể quay lại dùng bài trên.
Cách gia giảm như sau: Nếu cảm giác bụng đầy, thêm mộc hương, hương phụ; uất kim mỗi thứ 8 g; sốt và vàng da nhiều, thêm hoàng liên, hoàng bá mỗi thứ 12 g; bồ công anh 40 g; nếu đau nhiều thêm diên hồ sách 12 g và mộc hương 4 g; nếu nôn mửa, lợm giọng, thêm trần bì, bán hạ mỗi thứ 8 g; táo bón thêm mang tiêu 20 g.
Lưu ý: Không dùng phương pháp y học cổ truyền đơn thuần trong các trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Người bệnh cần được thầy thuốc theo dõi để kịp thời can thiệp bằng y học hiện đại như: phẫu thuật, chống nhiễm trùng, nhiễm độc...
TS Lê Lương Đống

-----------------------------------------------oOo---------------------------------------------theo www.thuocnamviet.com

SỎI THẬN VÀ BÀI THUỐC CHỮA SỎI THẬN

CƠN ĐAU QUẶN THẬN

 
 
Cơn đau quặn thận thường do sỏi nhỏ đang đi xuống trong niệu quản, làm cho Thận và niệu quản co thắt gây nên. Đa số phát ở một bên, nam giới bị nhiều hơn nữ.

Đông y quy bệnh này vào chứng ‘Thạch Lâm’, Thận Kết Thạch, Du Niệu Quản Kết Thạch.
Triệu Chứng: Đột nhiên đau quặn bụng dưới dữ dội, đau như cắt, đau lan ra sau lưng và lan xuống mé trong đùi, đường tiểu đau, tức, muốn tiểu không tiểu được, mặt tái, ra mồ hôi, muốn nôn hoặc nôn mửa, có thể ngất

Tùy vị trí và tính chất của sỏi mà biểu hiện cơn đau khác nhau:
. Đau do sỏi bể thận: Nếu sỏi nằm trong nhu mô thận, ít gây đau. Sỏi nằm trong bể thận hoặc đài thận gây ứ nước tiểu ở bể thận, đài thận hoặc gây viêm nhiễm thứ phát hoặc đau âm ỉ vùng một bên hông hoặc cả hai bên. Có khi kèm đái ra máu hoặc nước tiểu sẫm mầu.

. Đau do sỏi niệu quản: đau từng cơn dữ dội khi sỏi di chuyển, có khi làm cho bệnh nhân đứng ngồi không yên, đau vã mồ hôi. Tính chất đau như xé, như dao đâm, lan xuống bàng quang, vùng bẹn. Thường kèm tiểu ra máu.

. Đau do sỏi bàng quang thường ở vị trí bụng dưới kèm tiểu gắt, tiểu buốt, có khi đang tiểu bị tắc, thay đổi vị trí lại tiểu được.

. Sỏi niệu đạo thường gây bí tiểu, tiểu buốt ra đầu dương vật, đau như xé, làm bệnh nhân phải kêu la.
. Trong viêm bể thận, lao thận nặng, thường đau vùng hông một hoặc hai bên. Tính chất đau ê ẩm kèm sốt nhẹ hoặc trung bình. Thường có hội chứng nước tiểu.

. Trong ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận, cơn đau kéo dài kèm cảm giác nặng vùng hông bên đau. Trong ứ mủ còn kèm dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Nguyên Nhân Cơn đau quặn thận:
+ Do sỏi ở bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
+ Viêm thận, bể thận, bàng quang, áp xe thận, lao thận, u thận.
+ Ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận.

Do bàng quang và tiểu trường bị thấp nhiệt uất kết lâu ngày thành sỏi, làm rối loạn chức năng khí hóa, tiểu không thông gây nên cơn bụng dữ dội, xuyên ra sau lưng.

Điều Trị: Thanh lợi thấp nhiệt, tuyên khí, trấn thống.
Lý Khí Hoạt Huyết Thang

Bạch thược: 30g, Chỉ sác: 30g, Cam thảo: 10g, Trầm hương : 5g, Ô dược: 12g, Qui vĩ: 12g, Xuyên Ngưu tất: 15g, Vương bất lưu hành: 15g, Hoàng kỳ: 15g.
Mỗi ngày 1 thang, uống 6 đến 8 tháng sẽ khỏi

Sắc uống nóng.
Gia giảm: Hàn trệ kinh lạc thêm Ngô thù, Hồi hương, Tế tân, Hương phụ. Tiểu ra máu nhiều thêm Mao căn, Tiểu kế. Do thấp nhiệt nhiều thêm Sinh địa, Chi tử, Mộc thông, Xa tiền tử. Đau nhiều không bớt thêm Nhũ hương, Một dược.

+ Châm cứu: Thiên ứng (châm kim sâu vê mạnh và liên tục từng đợt, lưu kim không hạn chế thời gian), ngoài ra kết hợp Bàng quang du, Trung cực, Thận du kết hợp với Âm cốc 
 
-----------------------------------------------oOo---------------------------------------------theo www.thuocnamviet.com

A Tú  -   0986 796 990  -  Chuyên đặc trị Sỏi gan, Sỏi mật, Sỏi thận - Chữa Viêm loét dạ dày. Bằng thuốc nam gia truyền Dân tộc Tày. Thuốc được bào chế từ các loại Biệt dược, thảo dược quý hiếm từ thiên nhiên, không gây nóng, Không gây tác dụng phụ. Đảm bảo khỏi 100% trong vòng 1 tháng - Đặc biệt mỗi tuần uống 1 lần.
MA ĐÌNH TÚ (A TÚ) Đ/C: Khu 7, Thôn Ngọc Lâu, Xã Hà Lộc, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ
Tài khoản: 2701 2050 29543 Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Thị Xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

3 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH BIẾNG ĂN Ở TRẺ NHỎ

Đối với trẻ biếng ăn do tỳ vị hư nhược, có thể dùng món ăn sau: Cá chép 1 con (300-500 g), gừng tươi 20-30 g, vỏ quýt 10 g, gia vị vừa đủ. Cá chép mổ bụng, bỏ hết ruột; gừng thái nhỏ cho vào túi vải cùng vỏ quýt và gia vị rồi nhét vào bụng cá, hấp cách thủy hoặc nấu chín. Chia 2 phần cho trẻ ăn trong ngày (cả nước lẫn cái).

 Ba bài thuốc chữa biếng ăn ở trẻ nhỏ, Thuoc nam chua soi than, Thuoc nam chua  soi gan, Thuoc nam chua soi mat, tre em, tinh yeu, bieng an 

Sau đây là 2 món ăn bài thuốc khác:
Nước ép dưa hấu, cà chua

Dưa hấu và cà chua lượng bằng nhau. Dưa hấu bỏ vỏ, bỏ hạt (lấy phần ruột đỏ; cà chua chọn quả chín đỏ, tươi, rửa sạch rồi nhúng qua nước sôi để dễ bóc vỏ. Cho 2 thứ vào ép lấy nước uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 50-200 ml tùy theo nhu cầu trẻ. Ép xong phải uống ngay, để lâu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu tích, kiện vị, dùng cho trẻ biếng ăn do tỳ vị tích nhiệt.


Thuoc-Nam-Chua-tre-bieng-an_Dua-hau.jpg
Cá diếc, thịt dê hấp ý dĩ
Cá diếc 1 con (100 g), thịt dê 100 g, ý dĩ 15 g, gia vị vừa đủ. Cá diếc mổ bụng, bỏ hết ruột, thịt dê thái miếng, ý dĩ đãi sạch vỏ. Tất cả cho vào nồi hấp chín, ăn trong ngày.

Công dụng:
Kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, dùng cho trẻ biếng ăn do hàn thấp, hại tỳ.

Chú ý: Có thể sử dụng thường xuyên các món ăn trên (tuần vài lần). Tuy nhiên, nên chọn những món phù hợp với cơ thể trẻ bằng cách theo dõi xem trẻ có thích ăn hay không. Ngoài ra, cần thay đổi món ăn cho trẻ và đảm bảo đủ chất (thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi).


BS Nguyễn Thị Hoa



TAGThuốc chữa đau Dạ dày  |  Thuốc chữa sỏi thận  |  Thuốc chữa sỏi mật  |  Thuốc chữa sỏi Gan  |  Bài thuốc hay  |  Linh chi rừng cắt lát  |  Cỏ ngọt  |  Khổ sâm cho lá |  Hoa Kim ngân  |  Tầm gửi  |  Chè vằng  |  Bán chi liên  |  Mật nhân khô  |  Lá sen khô  |  Dứa dại  |  Bạch hoa xà thiệt thảo  |  Cà gai leo khô  |  Bột nghệ đen  |  Bột nghệ vàng  |  Cây lạc tiên  |  Diệp hạ châu  |  Kim tiền thảo  |  Dâm dương hoắc  |  Ba kích tím  |  Lá cây xạ đen  |  Cây xạ đen  |  Lá tắm của người Dao đỏ  |  Lá Atiso  |  Hoa Atiso  |  Hà thủ ô  |  Hạt chuối rừng  |  Cây lá gan  |  Bồ công Anh  |  Hoa Tam Thất  |  Cây mật gấu  |  Giảo cổ Lam  |  Nụ hoa Tam thất khô

TỰ BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Cũng như u xơ tử cung là bệnh thường gặp và chỉ gặp ở phụ nữ thì u xơ tiền liệt tuyến là bệnh đặc hữu của cánh mày râu. Tuy nhiên bệnh nhân có thể tự phòng và điều trị căn bệnh này nếu có những hiểu biết nhất định. Bài viết sau đây xin giới thiệu một số cách tự bấm huyệt để phòng và chữa u xơ tiền liệt tuyến.

TỰ BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN LÀ GÌ?
Tiền liệt tuyến là một tuyến nằm ở cổ bàng quang, có chức năng tham gia vào quá trình sinh dục của nam giới. U xơ tiền liệt tuyến (UXTLT) là một bệnh thường gặp ở nam giới trung và cao niên. Nguyên nhân đã được các nhà khoa học chứng minh là do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam. Người ta thấy rằng, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều. Theo các số liệu thống kê, có khoảng 88% nam giới ở độ tuổi 80 bị mắc căn bệnh này, trong khi chỉ có 50% nam giới ở độ tuổi 60 mắc bệnh. Bệnh có dấu hiệu chủ yếu là rối loạn tiểu tiện với các biểu hiện như: Tiểu khó, ngắt quãng, nhỏ giọt và hay đi tiểu vặt nếu u càng to, tiểu đêm... Người ta thường nói đến "Hội chứng quần đùi khai" hay "Bàn tay khai" để chỉ hiện tượng nước tiểu dính ở quần lót và bàn tay của người bệnh sau khi đi tiểu. Bí tiểu cấp, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng tiết niệu... là những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

VÀI NÉT VỀ ÐIỀU TRỊ UXTLT
Hiện nay, chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị khỏi căn bệnh này. Hầu hết, các thuốc chỉ giúp cải thiện tình trạng tiểu tiện cho bệnh nhân. Ngoài dùng thuốc thì châm cứu, bấm huyệt cũng là một phương pháp điều trị có hiệu quả.

CHÂM CỨU BẤM HUYỆT PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH UXTLT
Ưu điểm của phương pháp này là dễ học, dễ thực hiện, hiệu quả điều trị tốt. Có thể áp dụng ở y tế tuyến cơ sở và hướng dẫn bệnh nhân tự bấm huyệt.

Phương huyệt chủ yếu là các huyệt dũng tuyền, tam âm giao, huyết hải. Có thể phối hợp thêm huyệt cưu vĩ để nâng cao hiệu quả điều trị.
Vị trí và tác dụng của huyệt:

Dũng tuyền: Huyệt này còn có một số tên gọi khác như địa xung, quệ tâm, quyết tâm, địa cù... Vị trí nằm ở giữa lòng bàn chân. Theo y học cổ truyền phương Ðông, dũng tuyền là tỉnh huyệt thuộc kinh Túc thiếu âm thận, ý nói là sự khởi nguồn của kinh khí, và là một trong tam tài (Thiên - Ðịa - Nhân), trong đó dũng tuyền là địa, đản trung là nhân, bách hội là thiên. Người ta thường xác định huyệt ở vị trí 1/3 trước của đường thẳng đi dọc qua gan bàn chân. Có tác dụng kích thích nâng cao chính khí của thận tạng. Kinh nghiệm tiền nhân cho thấy có thể ôn châm hoặc cứu huyệt vị này và phối hợp với một số các huyệt khác để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, ví dụ phối hợp với huyệt cưu vĩ (có vị trí ở 1/8 trên của đường thẳng nối mỏm ức với rốn) để chữa chứng ngũ lâm.

Tam âm giao là huyệt vị giao hội của 3 kinh âm ở chân: Can - Tỳ - Thận. Trong mối quan hệ đó, thận lại có chức năng đứng đầu ngũ tạng như tiền nhân thường quan niệm. Có vị trí nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên trên 3 thốn (ngang 1 khoát bàn tay), sát với bờ sau xương chày". Người xưa cho rằng huyệt này có tác dụng bổ ích cho 3 tạng can, tỳ, thận; Trợ vận hóa, thông khí trệ, điều huyết thất tinh cung. Ðối với hạ tiêu, tam âm giao có tác dụng sơ tiết hạ tiêu nên có thể giúp điều tiết chức năng của bàng quang. Chọn huyệt vị này nhằm cùng lúc tác động đến 3 kinh mạch khác nhau là can, tỳ, thận. Trong thực tế lâm sàng, tam âm giao thường được các thầy thuốc chọn là chủ huyệt chữa các bệnh đường sinh dục tiết niệu.

Huyết hải là huyệt thuộc kinh Túc thái âm tỳ kinh. Có vị trí nằm ở mặt trong đầu gối, cách điểm giữa bờ trên xương bánh chè lên trên 2 thốn, ngang vào phía trong 1 thốn. Là bể của huyết như tên gọi của nó. Thực tế lâm sàng cho thấy, khi huyết ứ trệ do bệnh u xơ tiền liệt tuyến, sẽ thường gây ra và làm tăng nặng tình trạng rối loạn tiểu tiện, bí tiểu ở bệnh nhân. Theo Ðông y, huyết hải có tác dụng điều huyết, thanh huyết nhiệt, hòa vinh, đặc biệt là có tác dụng tuyên thông hạ tiêu nên có tác dụng rõ rệt với chức năng tàng chứa và bài tiết nước tiểu của bàng quang.

Thực hành châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu: Cần chú ý cần châm chính xác vào các vị trí huyệt vị đã xác định. Ngày châm 1-2 lần, liệu trình điều trị 10-15 ngày. Sau đó nên nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình 2. Khi châm phải đạt được cảm giác đắc khí. Sau đó phải điều khí đến vùng bụng dưới để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Bấm huyệt: Nếu tự bấm huyệt, nên dùng ngón tay cái bấm thẳng vào huyệt vị để đạt được hiệu quả tốt. Ngày xoa bấm 1-2 lần. Nên làm thường xuyên hàng ngày.

Ðiện châm: Nếu có điều kiện, các cơ sở y tế có thể áp dụng điện châm để tăng cường kích thích các huyệt vị. Hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Nên chọn chế độ xung liên tục, cường độ dòng xung vừa phải để bệnh nhân chịu đựng được. Thời gian lưu kim khoảng 15 phút. Ngày châm 1 lần, 10-15 ngày thực hiện một liệu trình điện châm.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP
Vận động: Cần chú ý tránh ngồi lâu, nên tăng cường vận động để máu ở vùng chậu hông lưu thông tốt hơn.

Xoa bóp tầng sinh môn: Tầng sinh môn có vị trí nằm giữa gốc bìu và hậu môn, còn tiền liệt tuyến nằm ngay sau tầng sinh môn. Xoa bóp tầng sinh môn cũng có tác dụng làm tăng lưu thông máu ở tiền liệt tuyến. Nếu có điều kiện, hàng ngày ngâm mông vào chậu nước nóng rồi xoa bóp tầng sinh môn cũng cho tác dụng tốt. Ðây là một phương pháp rất đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện, đã được các thầy thuốc Pháp khuyên nên dùng cho bệnh nhân.

Ăn uống: Người bệnh cần dùng nhiều hơn các loại hải sản như cá, tôm, sò huyết...; là những thực phẩm nhiều kẽm, có ích cho thận khí. Nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu.

Phát hiện sớm biến chứng: Cần chú ý phát hiện sớm các tai biến của bệnh như sỏi tiết niệu, nhiễm trùng tiết niệu... Nên định kỳ khám bệnh nhằm phát hiện sớm và hạn chế các tai biến của bệnh. Ngay trong trường hợp đã có tai biến như bí tiểu, châm cứu cũng có khả năng điều trị tốt.

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Châm cứu tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị căn bệnh này. Có những trường hợp bệnh nhân bí tiểu do u xơ tiền liệt tuyến, sau khi châm cứu đã có thể đi tiểu được ngay. Chúng tôi đã điều trị cho một bệnh nhân 75 tuổi, bị tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa người phải, thỉnh thoảng lại bí tiểu do u xơ tiền liệt tuyến. Sau khi áp dụng phương pháp cấy chỉ vào các huyệt vị, bệnh nhân đã có thể đi tiểu được ngay. Chỉ đến khi bị bí tiểu trở lại (rất lâu sau đó) mới phải cấy chỉ lại.

Mong rằng những kinh nghiệm nói trên sẽ giúp ích phần nào cho những bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến.

BS. QUÁCH TUẤN VINH



TAGThuốc chữa đau Dạ dày  |  Thuốc chữa sỏi thận  |  Thuốc chữa sỏi mật  |  Thuốc chữa sỏi Gan  |  Bài thuốc hay  |  Linh chi rừng cắt lát  |  Cỏ ngọt  |  Khổ sâm cho lá |  Hoa Kim ngân  |  Tầm gửi  |  Chè vằng  |  Bán chi liên  |  Mật nhân khô  |  Lá sen khô  |  Dứa dại  |  Bạch hoa xà thiệt thảo  |  Cà gai leo khô  |  Bột nghệ đen  |  Bột nghệ vàng  |  Cây lạc tiên  |  Diệp hạ châu  |  Kim tiền thảo  |  Dâm dương hoắc  |  Ba kích tím  |  Lá cây xạ đen  |  Cây xạ đen  |  Lá tắm của người Dao đỏ  |  Lá Atiso  |  Hoa Atiso  |  Hà thủ ô  |  Hạt chuối rừng  |  Cây lá gan  |  Bồ công Anh  |  Hoa Tam Thất  |  Cây mật gấu  |  Giảo cổ Lam  |  Nụ hoa Tam thất khô


4 BÀI THUỐC CHỮA LIỆT DƯƠNG

Theo Đông y, có 3 nhóm nguyên nhân gây liệt dương: cơ thể suy nhược (tâm tỳ hư), rối loạn thần kinh chức năng (thận hư) và viêm nhiễm hệ tiết niệu sinh dục kéo dài (thấp nhiệt tích trệ). Đơn thuốc được kê tùy theo các nguyên nhân này.

 4 bài thuốc chữa liệt dương, tình dục, thuoc nam, chua soi than, soi gan, soi mat, thuoc nam chua da day, chim to, chim be, liet duong 

Liệt dương do suy nhược cơ thể
Thể này hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính về tiêu hóa hoặc hệ thống tuần hoàn. Ngoài triệu chứng liệt dương, bệnh nhân còn có biểu hiện da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, thảng thốt, tinh thần bất an, đoản hơi, đoản khí.
Bài thuốc: Nhân sâm, long nhãn, bạch truật, phục thần mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ, đương quy, toan táo nhân mỗi thứ 16 g, mộc hương 6 g, viễn chí 6 g, cam thảo 4 g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày thì nghỉ 10 ngày, liên tiếp trong 3 tháng.
Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng
Thể này do hoạt động tình dục quá độ, thủ dâm gây ra.

Nếu do thận âm hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hoạt tinh, người gầy, da khô, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngủ ít. Dùng bài thuốc: thục địa 16 g, sơn thù, trạch tả, đan bì mỗi thứ 8 g, hoài sơn, phục linh, kỷ tử, nhục thung dung, ngũ vị tử, trâu cổ, long nhãn mỗi thứ 12 g. Ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày, trong 3 tháng liên tiếp.
Nếu do thận dương hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn), di tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh. Dùng bài thuốc: thục địa, thỏ ty tử, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, lộc giác giao mỗi thứ 120 g, làm viên hoàn, ngày uống 30 gm.

Liệt dương do viêm nhiễm
Hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ.
Bài thuốc: hoàng bá nam 20 g, ý dĩ, trâu cổ mỗi thứ 16 g, mạch môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô dược, ngưu tất mỗi thứ 12 g, tỳ giải 24 g, sắc uống ngày 1 thang, uống 20 thang trong 1 tháng.
Chú ý: Trong thời gian uống thuốc, cần tránh quan hệ tình dục.

BS Khang Ninh, Sức Khỏe & Đời Sống