Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ CHỨNG KINH BẾ & BĂNG LẬU

Kinh nguyệt vài tháng không có, sắc mặt vàng úa, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, thở ngắn, lưng đau... là những dấu hiệu của chứng kinh bế. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa chứng bệnh này.

Một số bài thuốc trị chứng kinh bế và băng lậu

Nếu ăn nhiều đồ cay nóng, gây nhiệt độc làm huyết đi sai đường, đột nhiên ra nhiều, màu đỏ sẫm. Người bệnh hay khát nước, đầu choáng, ngủ không yên.


Chứng kinh bế: con gái trên 17 tuổi không có kinh nguyệt gọi là vô kinh nguyên phát, hoặc đang có kinh mà ngừng gọi là vô kinh thứ phát. Nguyên nhân gây chứng kinh bế được chia làm 2 loại:
- Do phần huyết bị giảm sút gồm: khí hư, huyết hư, lao tổn, vị nhiệt.

- Do phần huyết bị ứ trệ gồm phong hàn, khí uất đàm tắc, huyết ứ làm đường kinh bị cản trở, kinh huyết không vận hành.

Phần huyết bị giảm sút:

- Huyết hư: kinh nguyệt vài tháng không có, sắc mặt vàng úa, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu hồi hộp thở ngắn, lưng đau, ăn kém, gày mòn, da khô. Cần dùng bài thuốc: đảng sâm 20 g, bạch truật 12 g, hoài sơn 16 g, ý dĩ 16 g, kỷ tử 12 g, hà thủ ô 12 g, kê huyết đằng 12 g, ngưu tất 12 g, ích mẫu 16 g, thục địa 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Khí hư: do ăn uống không điều độ, dinh dưỡng kém, lao động quá nhọc mệt làm tỳ vị hư, không sinh huyết. Bế kinh vài tháng, sắc mặt vàng, tinh thần mệt mỏi, tay chân lạnh, phù thũng, đầu choáng, hồi hộp, hơi thở gấp, đầy bụng, ăn kém, đại tiện lỏng. Nên dùng bài thuốc: hoàng kỳ 12 g, bạch truật 12 g, đương quy 12 g, đảng sâm 8 g, trần bì 6 g, cam thảo 4 g, sài hồ 8 g, thăng ma 8 g, đan sâm 8 g, ngưu tất 8 g, bạch thược 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Lao tổn: do lo nghĩ quá mức, mắc các bệnh mạn tính như lao phổi, viêm phế quản mãn tính, hoặc thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng gây âm hư, làm phần huyết kém, gây bế kinh vài tháng. Người gầy mòn, sắc mặt trắng, hai gò má đỏ, lòng bàn chân nóng, miệng khô, tâm phiền, ít ngủ. Có thể dùng bài thuốc; bạch thược 240 g, hoàng kỳ 80 g, cam thảo 80 g, ngũ vị tử 80 g, a giao 80 g, phục linh 80 g, đương quy 80 g, sa sâm 80 g, thục địa 80 g. Tán nhỏ, mỗi ngày uống 12-20 g.

- Vị nhiệt: do nhiệt tích lại ở trung tiêu, không dẫn xuống làm tổn thương tân dịch và kinh huyết. Bế kinh, sắc mặt vàng, hai gò má đỏ, miệng đắng, họng khô, người gầy, chất lưỡi đỏ. Nên dùng bài: thục địa 12 g, đương quy 12 g, bạch thược 12 g, xuyên quy 12 g, đại hoàng 4 g, mang tiêu 4 g, cam thảo 4 g.

Phần huyết bị ứ trệ:

- Phong hàn: bị lạnh, nước lạnh xâm nhập mạch nhâm xung, gây bế kinh. Kinh nguyệt mất vài tháng, bụng dưới đau lạnh, tay chân không ấm, ngực tức buồn nôn. Dùng bài thuốc: đương quy 8 g, xuyên khung 8 g, bạch thược 8 g, ngưu tất 12 g, đảng sâm 12 g, cam thảo 4 g, nga truật 8 g, đan bì 8 g, quế chi 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Khí uất: do tình chí uất ức, khí không thông gây bế tắc kinh mạch làm huyết không thông, bế kinh, sắc mặt vàng, nóng nảy hay cáu gắt, choáng, ù tai, ngực sườn chướng đau, ăn ít, ợ hơi. Bài thuốc hiệu quả là: phục linh 8 g, trần bì 6 g, cam thảo 4 g, thương truật 6 g, nga truật 8 g, hương phụ 8 g, xuyên khung 8 g, đinh lang 4 g, mộc hương 6 g.

- Đàm thấp: gây béo mập, vô kinh hay bế kinh. Dùng bài thuốc: hương phụ 8 g, ý dĩ 12 g, trần bì 8 g, đảng sâm 16g, chỉ sác 8 g, đan sâm 12 g, nga truật 8 g, uất kim 8 g. Sắc uống ngày một thang.

- Huyết ứ: bế kinh vài tháng, sắc mặt xanh tối, hạ vị căng chướng cự án, miệng khô, không muốn uống. Dùng bài thuốc: ích mẫu 16 g, đào nhân 8 g, uất kim 8 g, ngưu tất 12 g, tạo giác thích 8 g, hương phụ 8g.

Chứng băng lậu: là hiện tượng huyết từ âm đạo ra nhiều, hoặc huyết ra ít nhưng kéo dài không dứt. Nếu kinh kéo dài không dứt gọi là lậu kinh. Nếu kinh huyết đột nhiên xuống nhiều gọi là băng kinh. Do hai mạch xung nhân bị thương tổn gây rong huyết, phần nhiều do huyết nhiệt, khí hư, khí uất, huyết ứ như phổ biến hơn cả là do huyết nhiệt và khí hư.

- Huyết nhiệt: do ăn đồ cay nóng, làm nhiệt độc, gây huyết đi sai đường, đột nhiên ra huyết nhiều, màu đỏ sẫm, khát nước, nóng, đầu choáng, ngủ không yên. Cần dùng bài thuốc: sinh địa 16 g, huyền sâm 12 g, địa cốt bì 8 g, kỷ tử 8 g, a giao 8 g, chi tử sao 8g, cỏ nhọ nồi 16 g. Sắc uống ngày một thang.

- Khí hư: do lao động nhiều, dinh dưỡng kém, ảnh hưởng đến khí ở tỳ, do lo nghĩ quá độ, ảnh hưởng đến tâm tỳ. Đột nhiên ra huyết nhiều, hoặc ra ít một không ngừng, màu đỏ nhạt, trong, người mệt mỏi, đoản hơi ngại nói, không muốn ăn, đại tiện lỏng, sợ lạnh, tự ra mồ hôi. Dùng bài thuốc: đảng sâm 16 g, hoàng kỳ 12 g, đương quy 12 g, bạch truật 12 g, huyết dư 6 g, thăng ma 8 g, trần bì 8 g, sài hồ 12 g, cam thảo 6 g, ô tặc cốt 12 g, mẫu lệ 12 g. Sắc uống ngày một thang.


Bác sĩ Hoàng Bội Hương, Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Mẹo đơn giản chăm sóc để da mịn màng

Với những bí quyết chăm sóc da đơn giản ngay sau đây, thời tiết ẩm ướt khó chịu sẽ chỉ là... chuyện nhỏ với làn da. Thời tiết ẩm ướt không những mang đến cảm giác khó chịu với độ ẩm cao mà còn ngăn cản việc thoát nhiệt qua da, gây nên mụn đầu đen ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc của chị em. Đặc biệt đối với những làn da nhờn, thì việc chăm sóc trong thời tiết này cần phải cẩn trọng và tỉ mẩn hơn cả.

 Vậy thì hãy cùng chúng tôi học tập những mẹo bảo vệ da hữu hiệu cho thời tiết "ẩm ương" này nhé!

1. Rửa mặt thường xuyên

Mẹo đơn giản chăm sóc để da mịn màng, Làm đẹp, cham soc da, chăm sóc da, da dep, lam dep da, lam dep, làm đẹp, cham soc da nhon

Mẹo đơn giản chăm sóc để da mịn màng, Làm đẹp, cham soc da, chăm sóc da, da dep, lam dep da, lam dep, làm đẹp, cham soc da nhon

Thời tiết có độ ẩm cao luôn là "thủ phạm" hàng đầu khiến da bạn bị "bí bách" và tiết ra nhiều dầu hơn bình thường. Vì vậy, việc chăm chỉ rửa mặt 2-3 lần/ngày chính là giải pháp tình thế hữu hiệu tránh để lỗ chân lông bị bịt kín sinh ra mụn. Bạn cũng nên lưu ý rửa mặt với nước ấm và sữa rửa mặt có chứa thành phần lưu huỳnh, sau đó thấm khô bằng khăn lạnh để đạt được hiệu quả cao nhất nhé!

2. Thu nhỏ lỗ chân lông



Mẹo đơn giản chăm sóc để da mịn màng, Làm đẹp, cham soc da, chăm sóc da, da dep, lam dep da, lam dep, làm đẹp, cham soc da nhon

Hằng tuần, bạn nên chăm chỉ thực hiện những biện pháp làm sạch da mặt sâu như massage hay xông hơi để lấy đi mọi bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông. Việc làm sạch này sẽ giúp bạn tránh được 1 "tập thể" các loại mụn "dình dập" bên những làn da kém sạch với lượng dầu lưu cữu trên da. Nếu không có điều kiện để đến spa thường xuyên, bạn cũng có thể làm đẹp ngay tại nhà với những mẹo xông hơi và massage đơn giản. Ngoài ra, mỗi sáng sau khi rửa mặt, bạn cũng có thể "nhờ cậy" hơi lạnh của ngăn đá tủ lạnh trong 30s-1', đó cũng là cách hay ho để làm se khít lỗ chân lông vừa hiệu quả lại cực kì "kinh tế" đấy nhé.

3. Mặt nạ hút nhờn


Cham-soc-da-mat_03.jpg

Việc chăm sóc da những ngày này chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những loại mặt nạ hút nhờn và sát khuẩn như mặt nạ cà chua hay dâu tây. 2 loại quả này ngoài việc đem đến cho bạn làn da trắng sáng hơn còn có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát chất nhờn tiết ra da, sát khuẩn và trị mụn hiệu quả. Bạn có thể say nhuyễn quả bằng máy say sinh tố sau đó đắp lên mặt, giữ trong 15-20p, rửa lại bằng nước ấm và thấm khô bằng khăn lạnh.

4. Chọn mỹ phẩm dạng phấn



Thời tiết ẩm thường mang đến cảm giác ấm ướt khó chịu, làn da nhờn hơn làm các lớp phấn không "ăn" và mềm mịn như ngày thường. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy chuyển qua các loại sản phẩm chăm sóc da dạng phấn thay vì những loại dạng kem như thông thường. Chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng với làn da khô mịn trông thấy.

5. Giấy thấm dầu

Mẹo đơn giản chăm sóc để da mịn màng, Làm đẹp, cham soc da, chăm sóc da, da dep, lam dep da, lam dep, làm đẹp, cham soc da nhon

Vật cuối cùng và cũng đáng được liệt vào danh sách "cần-phải-có" trong túi xách của mỗi quý cô khi ra ngoài đó chính là giấy thấm dầu. Thông thường, những nàng công sở đến văn phòng và khuôn mặt trang điểm thường bị bóng dầu sau mỗi giờ nghỉ trưa. Lúc này, tờ giấy thấm dầu xuất hiện như "vị cứu tinh" loại bỏ hầu hết lớp dầu trên da và giữ nguyên lại lớp trang điểm tươi tắn của bạn.

Theo Afamily

Một bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả trong dân gian

Tôi có đọc một số bài thuốc chữa bệnh trĩ trong dân gian, trong số đó có đề cập đến tác dụng của cây thầu dầu. Có bài cho rằng giã nát lá thầu dầu ra rồi đắp vào hậu môn thì trĩ sẽ kéo lên và khỏi, có bài cho rằng giã nát lá thầu dầu rồi đặt lên đầu...

Tuy nhiên khi tìm kiếm trong các tài liệu xưa, tôi tạm thời chưa thấy có ghi chép thực sự đầy đủ về những phương pháp trên. Duy có xem trong sách "Kỹ thuật của người An Nam" của Henri Oger, có một hình vẽ với tựa đề ghi bằng chữ Nôm là "Ấp lá thầu dầu" và phần chú thích bằng tiếng Pháp rằng: "Phương pháp chữa bệnh trong dân gian" nhưng không nói cụ thể là chữa bệnh gì.

Qua hình vẽ này, chúng ta thấy những chiếc lá thầu dầu được để nguyên, không giã nát và đội lên đầu người bệnh. Điều này trùng với cách chữa bệnh trĩ ở Nghệ An, mà theo một bài viết về vấn đề này, tác giả bài viết nói "đây là bài thuốc truyền đời được cho là chữa bệnh trĩ hiệu quả" (Hoài Nghệ - Báo Pháp luật VN, Đội lá thầu dầu chữa dứt bệnh trĩ?)

Thuoc-Nam-Chua-Benh-Tri_03.jpg
 
Xin đưa lại nguyên văn bài báo để chúng ta cùng tham khảo:

Đội lá thầu dầu chữa dứt bệnh trĩ?
Số liệu thống kê của cơ quan y tế cho thấy có hàng triệu người dân Việt Nam đang ngày ngày âm thầm chịu đựng nỗi khổ vì những sự phiền toái và khó chịu từ căn bệnh trĩ. Ít ai biết ở Nghệ An, từ hàng chục năm nay đã có một bài thuốc truyền đời được cho là kỳ dị chữa bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả: Đội lá thầu dầu.

“Bệnh khốn bệnh khổ”
Trĩ là bệnh tạo thành do tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn từ áp lực trong ổ bụng, áp lực trong trực tràng và trong ống hậu môn tăng cao. Bệnh này có hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại, triệu chứng dễ nhận biết là người bệnh bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện hoặc hiện tượng búi trĩ “thò lò” ra ngoài hậu môn.

Mặc dù không gây nguy hiểm “cháy nhà chết người” nhưng người bị trĩ luôn cảm thấy cực kỳ khó chịu, thường xuyên có cảm giác vướng víu, đứng ngồi không yên. Theo thống kê của các cơ quan y tế, thời gian gần đây căn bệnh tế nhị này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi có một số trường hợp suýt mất mạng chỉ vì chữa trĩ không đúng cách.

Nhưng từ lâu nay, trĩ chỉ là “bệnh vặt” với người dân huyện Nam Đàn (Nghệ An) bởi họ “cậy” vào bài thuốc của một lương y ở xóm 2 Tăng Tiến, xã Hùng Tiến (huyện Nam Đàn). Theo lời kể của những người từng chữa khỏi bệnh, bài thuốc này đặc biệt hiệu nghiệm, uống vào chỉ sau một ngày là có chuyển biến trông thấy, giúp cầm máu và đỡ đau rát, hết đợt điều trị là cũng hết cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.

Phần lớn bệnh nhân sau khi chữa khỏi đã nhiệt tình giới thiệu cho những người “cùng chung cảnh ngộ”, khiến ngôi nhà của vị lương y ở cách thành phố Vinh gần 20km lúc nào cũng đông người đến xin thuốc.

Ngôi nhà ở sâu tận trong ngóc ngách, không biển hiệu quảng cáo nhưng từ ngoài quốc lộ đã có thể hỏi đường từ những người dân. Cách ngõ nhà một đoạn đã nghe mùi thuốc bắc thơm lừng. Anh Hoàng Năng Thành (SN 1965) cho biết anh là người kế tục nghề thuốc của cha sau khi ông cụ mất cách đây một thời gian.

Anh đã phải chuyển từ Vinh về sống tại ngôi nhà ở quê để có điều kiện tiếp tục chữa bệnh cho người dân và gìn giữ những bài thuốc gia truyền. Hỏi về bài thuốc chữa trĩ, anh Thành cười: “Phải đến một nửa người đến lấy thuốc ở đây bị mắc bệnh này. Đây là chứng bệnh rất phổ biến và không khó chữa nhưng nhiều người để bệnh nặng mới bất đắc dĩ tìm thầy, chỉ vì… thấy ngại quá”.

Khi bị trĩ hành hạ, người bệnh chỉ còn biết “nghiến răng” nguyền rủa cái thứ “bệnh khốn bệnh khổ” rồi ngọ nguậy tư thế đi, đứng, nằm, ngồi cho đỡ đau, ngoài ra chẳng biết làm thế nào. Đã bị trĩ thì làm gì cũng không thoải mái, có người ngày nào cũng mất vài tiếng đồng hồ ngồi trong nhà vệ sinh.

Nhưng thực tế cho thấy phần lớn người bệnh khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu lại không đi chữa ngay, một phần vì coi nhẹ bệnh không gây chết người, một phần vì tâm lý ngại nói bệnh ở chỗ tế nhị, nhất là phụ nữ. Để bệnh kéo dài sẽ chuyển nặng mất máu lâu ngày làm suy nhược cơ thể, gây phiền phức vô cùng cho mọi sinh hoạt, thậm chí có thể biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Anh Thành kể có người hơn 10 năm “sống chung với trĩ”, khi khỏi bệnh mới đau khổ tâm sự: “Biết thế chữa sớm vì thú thực, bao năm nay đi đến đâu cũng nể người ta mà ngồi nhin nhín, chứ tui có ngồi được đâu, khó chịu ghê gớm lắm”.

Kỳ dị ngày hai lần đội lá thầu dầu
Một điểm đặc biệt trong bài thuốc chữa trĩ ở đây là người bệnh đều được thầy căn dặn phải nhớ đội lá thầu dầu mỗi ngày nếu muốn bệnh khỏi nhanh. Hỏi những người đã chữa khỏi bệnh về tác dụng của hành động này, hầu hết đều lắc đầu không biết: “Thầy dặn sao thì làm vậy, nghe nói đội lá đó sẽ kéo trĩ đi lên”. Nhiều người không tin vào chuyện kỳ cục như vậy nên cho rằng chẳng qua đây là “mẹo” của thầy thuốc để củng cố tâm lý cho người bệnh, đồng thời “đánh bóng” cho phương thuốc có vẻ bí truyền.

Tuy nhiên lời giải thích của anh Thành lại khiến những ai có ý nghi ngờ đều phải “mắt tròn mắt dẹt” lắng nghe: Việc sử dụng lá thầu dầu là một thủ thuật chiếm vai trò quan trọng trong bài thuốc chữa trĩ. Đội lá không phải là “chiêu trò” gì mà có tác dụng thực sự.

Theo sách Đông y, lá thầu dầu (hay còn gọi là dầu vét) là vị thuốc có tính “thăng đề” (đi lên), khi người bệnh trĩ đội lá thầu dầu trên đầu, tính thăng đề của lá sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ việc đưa búi trĩ thòi ra trở về vị trí ban đầu. Một ngày cần hai lần đội lá, sáng và tối, mỗi lần cách nhau khoảng 12 tiếng, tốt nhất khi thư giãn hoặc làm việc nhẹ.

Thuoc-Nam-Chua-Benh-Tri_02.jpg

Lá thầu dầu

Anh Thành chia sẻ thêm thực tế cũng không tránh được có người cho rằng đây chỉ là chữa mẹo. Không phải người bệnh nào cũng hỏi cặn kẽ vì sao phải đội lá và không phải ai anh cũng có điều kiện giải thích. Có người ở xa gọi điện về “khoe” một lần ông ta đội tới bảy lá (quan niệm con số 7 của đàn ông, con số 9 của đàn bà) vì nghĩ đội càng nhiều càng tốt.

Anh Thành khi ấy đã phải “đính chính” chỉ cần đội một lá trong vòng một tiếng là đủ, nếu đội nhiều đội lâu thì sẽ kích thích lớn đến thần kinh. Đội lá thầu dầu mang lại tác dụng tốt và thực hiện đơn giản, lá cây dễ kiếm, bứt một lá đặt lên đầu, đội thêm một chiếc mũ để giữ lá khỏi rơi, người bệnh vẫn đi lại sinh hoạt bình thường. Buổi tối khi có điều kiện nằm nghỉ ngơi, thay vì đội lá có thể đặt lá úp lên rốn sẽ cho tác dụng tốt hơn nữa.

Anh Thành cho biết tùy theo mức độ bệnh và cơ địa từng người, nhìn chung đối với những người bị bệnh trong vòng một năm trở lại, bài thuốc gia truyền của anh có thể giúp trị dứt điểm trong khoảng 12 ngày với 3 thang thuốc, kết hợp với các thủ thuật bên ngoài như đội lá thầu dầu. Cách sắc thuốc cũng yêu cầu tuân thủ quy định: Lần một, đổ 5 bát nước đun cạn lấy bốn bát; hai lần sau đó đều đổ bốn bát lấy 3,5 bát; sau đó tập trung cả mấy lần nước đã gạn rồi đổ thêm hai bát nước nữa đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút là được.

Thuốc sắc từ mỗi thang uống được trong bốn ngày, mỗi lúc uống cần đun sôi lại để đảm bảo chất lượng. Theo giải thích của anh Thành, nếu uống thuốc đặc quá, cơ địa con người không hấp thụ hết sẽ bài thải. Nếu thuốc nhạt quá lại không đủ độ, vì vậy cách sắc thuốc như trên sẽ giúp thuốc uống lần đầu cũng như lần cuối, không đặc quá, không nhạt quá.

Việc điều trị lần một đơn giản hơn rất nhiều so với phải điều trị lại. Nếu sau khi khỏi, người bệnh không giữ gìn để tái phát thì việc chữa trị phức tạp hơn nhiều, cả liều lượng thuốc và thời gian đều phải kéo dài. Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, những người có nguy cơ vướng phải bệnh trĩ là phụ nữ sau khi sinh, những người thường xuyên phải làm việc chân tay quá nặng và cả những người phải ngồi làm việc triền miên ít vận động, hoặc những “đệ tử” của bia rượu và các chất kích thích có hại…

Theo lời khuyên của lương y, những người thuộc các nhóm trên cần biết giữ gìn sức khỏe để không gặp phải căn bệnh khó chịu trên, nếu phát hiện có dấu hiệu cần chữa trị càng sớm càng tốt, và tránh để tái phát.

Một số lời khuyên khác cho người mắc bệnh trĩ:
Mỗi buổi sáng thức dậy nên uống một cốc nước sôi nguội vào mùa hè và nước sôi ấm vào mùa đông. Không ngồi quá nhiều, đặc biệt tránh ngồi xổm; vận động ở mức độ trung bình, không nên gắng quá sức; hạn chế các chất kích thích như rượu bia, đồ ăn cay nóng…

Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần giữ vệ sinh bằng cách xông rửa đều đặn đúng cách, sử dụng lá lốt, lá mướp đắng, lá hoặc hoa thiên lý đun sôi, dùng để xông hậu môn khi nước nóng và ngâm khi nước nguội.

Theo nguoihieuco.blogspot.com

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

ĐẬU XANH




Nói đến đậu xanh và các loại đậu là mọi người đều biết. Nó vừa là thức ăn bổ dưỡng vừa có công dụng chữa bệnh rất tốt trong dân gian.
Đậu xanh vị ngọt hơi tanh, tính hàn, không độc, có công dụng bổ nguyên khí, thanh nhiệt , giải độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, làm sáng mắt và chữa lở loét.
_Một số phương thuốc chữa bệnh:
+. Trị chứng thương hàn:
Để trị chứng này nấu đậu xanh với nước. Khi nước bớt nóng lấy khăn bông thấm vào đắp lên ngực và ức người bệnh, khăn hết nóng thì thay khăn khác. Chườm như thế liên tục trong ngày rồi đắp kín chăn cho ra mồ hôi thì khỏi.
+. Trị chứng thổ tả:
Nếu gặp chứng thổ tả thì lấy bột đậu xanh , đường cát trắng mỗi thứ 2 lạng hòa đều với nước sôi để nguội uống dần rất công hiệu.
+.Trị chứng đau tức vùng thượng vị:
Nếu bỗng nhiên bị đau tức vùng thượng vị, hay ợ chua thì lấy khoảng 10g hạt đậu xanh, 5g hạt tiêu sọ, cho 2 thứ tán nhỏ thành bột rồi hòa với nước sôi để nguội uống dần rất hiệu nghiệm.
+. Trị chứng bị giời leo:
Là một loại trùng trông như con rết con nhưng nhỏ hơn và mảnh hơn, có màu hồng hồng khi bò đi kéo theo 1 vệt nhớt sáng như lân tinh. Nếu ta bị dính phải (hoặc bị bò vào người) nhớt này rất độc, da lập tức bị phồng lên ăn lan rất nhanh gây lở loét đau nhức khó chịu. Phải lập tức chữa trị để khỏi phạm vào thần kinh, gây nguy hiểm. Để trị chứng này lấy 1 ít đậu xanh( 1 nhúm) giã nát rồi trộn với nước vo gạo cho đặc sền sệt rồi bôi lên, hễ thấy khô lại tẩm nước gạo lên, rất nhanh khỏi. (Khi bôi thuốc tránh nước lạnh). Hoặc có thể nhai nát nhuyễn đậu xanh và gạo nếp rồi đắp vào, hễ thấy khô lại tẩm nước cơm lên cũng rất công hiệu.
*.Lưu ý:
Không ăn thịt chó cùng đậu xanh(bột đậu xanh hoặc cháo đậu xanh) kẻo bị bụng trướng to. Nếu gặp trường hợp này lấy 2 lạng cam thảo nấu nước uống thì khỏi.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Luận về chữ “NHẪN”



Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: ch đao (con dao) ở trên và ch tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…
Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi: Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!
Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này , ngày nay thì sao?
Nhẫn, không phải là sự cam chịu !
Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu.
Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.
Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ hoài suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.
Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải có từ – bi – hỷ – xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại… Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Ôi chao, nhịn đi có một sự, đổi lại được những chín điều lành cơ mà.
Vậy nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, ta có “hận” sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai “đì” đi nữa, thôi thì nhẫn đi.
Con tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi con mắt chỉ vì những thứ nhỏ nhặt.
Người ta có cái ví đầm hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh gì, kẻo mang tiếng “quê”! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có, thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm… đại gia.
Mẹ chồng hủ lậu, lắm lời… cẩn thận đấy! Ra đường, nhẫn á, nhịn á, ganh nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ là nhức cả óc. Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
Đến cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn. Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy hưởng, chứ ức chế quá, là xử lý nhau ngay.
Nhẹ thì bằng bom thư, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt…
Thuở phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ; thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là ông quăng quần áo ra ngoài đường.
Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ. Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?
Nhẫn, cũng không phải là nhục một cách hèn nhát :
Thời xưa, vua Câu Tiễn nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ làm nên chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của họ.
Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan” mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:
“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu…”
Nhẫn ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra… nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự ái của mình.
Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối.
“Tránh voi chẳng xấu mặt nào…”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng chẳng liên quan đến ta, thì ta
“mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem phần nó cũng mang tính AQ, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai!
Hiểu sai chữ nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ tâm, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành quả chăíng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại, nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang… nhẫn một cách chính đáng.
Nhẫn nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.
Nhẫn nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn bà la mật.
Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt… xấu xí:
Nếu bạn không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc bạn cũng căng ra, như một chảo lửa, bạn có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ…
Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng.
Bạn biết không, những cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt con người bỗng chẳng dễ coi chút nào và trở nên rất xấu. Đôi khi, chẳng những chúng ta không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ”.
Thật vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột (đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình…)
Tôi còn nhớ câu chuyện của một chị, nói rằng, thời mà anh chị chưa ly hôn, chị đi “đánh” ghen anh. Đêm hôm, không thấy anh về, trong một đêm mùa đông giá rét, chị quyết định lôi con nhỏ mới hai tuổi, đặt lên đằng sau xe đạp, đèo con đến nhà nhân tình của chồng, và căm phẫn đập cửa ầm ầm…
Sau này, chị tự nhận ra rằng, chẳng phải vì thương con không có cha, chẳng phải lý do gì, ngoài lòng ích kỷ và hận thù nên chị quyết không ly dị. Cũng chỉ vì chị không nhẫn được, cơn nóng bốc lên đầu và chỉ còn nỗi căm hận.
Cho dù đã bao lần, chị tự dặn mình rằng, đừng để con cái nghe thấy tiếng của hai vợ chồng cãi nhau. Nhưng biết sao được, khi cơn sân hận dâng lên, tiếng chì chiết, cãi vã, lẫn xỏ xiên, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay trước mắt con cái, vô tình anh chị không biết rằng họ chính là một bằng chứng xấu xí của hôn nhân.
Và nếu trước kia, chị nhất quyết không ký đơn ly dị để “hành hạ”, trả hận với chồng mình, thì sau khi đã hiểu ra: nhẫn không phải là chịu đựng, mà nhẫn còn là xả bỏ những nỗi nhọc nhằn uất hận, những đau buồn tủi nhục, để cuộc sống dễ chịu hơn, chị đã ký đơn ly dị, nhằm giải thoát cho cả gia đình thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.
Chữ nhẫn, giống như vàng :
Bạn hãy đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, bạn sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.
“… Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi nhẫn để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/ Có khi nhẫn để bao dung/ Ta vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để kiên trì bền gan…”
Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ nhẫn.
Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”…

Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam ta:
“Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”.
Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô cùng!

Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau

Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao

Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè quan hệ nào ai
Có khi nhẫn để khinh người trọng ta

Xem ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn ngẫm ra cũng gần

Tài liệu trên NET