Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Cây mần tưới – Cây mần tưới giải nhiệt, chữa rong huyết

Cây mần tưới có tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz., Họ Cúc – Asteraceae hay cây mần tưới còn được gọi là cây Hương thảo, Lan thảo, Trạch lan. Đặc điểm thực vật, phân bố của cây mần tưới: cây mần tưới là loại cỏ cao 0,5 – 1,0m; cành phân nhiều nhánh, thân và cành nhẵn, màu hơi tím. Lá mọc đối, phiến lá hẹp, mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu hơi tím, mọc ở đầu cành hay kẽ lá thành xim 2 ngả. Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta.

 Cây mần tưới – Cây mần tưới giải nhiệt, chữa rong huyết,  thuốc nam, Nam dược trị Nam nhân, dược, liệu, dược liệu, bai, thuoc, bài thuốc, Thuốc đông dược, thuốc biệt dược, thuốc đông y, thuốc gia truyền, đông y, đông dược, cây thuốc, vị thuốc

Cách trồng cây mần tưới: Cắt cây mần tưới thành đoạn dài 20 – 30cm, cắm xuống đất hơi nghiêng, để 2 – 3 đốt chìm dưới đất, sau 5 – 10 ngày cây sẽ bén rễ.
 
Bộ phận dùng, chế biến của cây mần tưới: Thân, lá Mần tưới hoặc toàn cây, dùng tươi hay phơi khô trong mát để dùng dần.

Công dụng, chủ trị cây mần tưới:
Trừ bọ gà, mạt gà, bọ chét, rệp, mọt, chấy, rận.
Chữa kinh nguyệt không đều, các chứng đau bụng huyết ứ, sau đẻ máu hôi không sạch.
Chữa mụn nhọt, chốc lở, chấn thương.

Liều dùng cây mần tưới: Mỗi lần dùng 10 – 20g khô hoặc 50 – 150g tươi, dạng thuốc sắc. Lá Mần tưới tươi giã nát với ít muối đắp chỗ sưng đau. Dùng lá tươi rải vào ổ chó, ổ gà và giường để diệt bọ, mạt, rệp.

Đơn thuốc có cây mần tưới:
Đắp chỗ sưng tấy, mụn nhọt chưa có mủ, chấn thương bầm dập: Mần tưới lá tươi 1 nắm (40g) giã nát với muối đắp chỗ đau ngày 1 – 2 lần.

Xua muỗi, dĩm, vắt… khi đi rừng: Giã nát lá Mần tưới,  bọc vải, xoa xát chân tay vùng da hở, tẩm nước Mần tưới vào xà cạp… có tác dụng chống muỗi, vắt trong 3 giờ.

Giải nhiệt, tiêu hóa tốt: Mần tưới 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô) hãm với nước đun sôi hoặc sắc với 300ml nước còn 100ml, uống hàng ngày.

Giúp sạch gàu: Mần tưới tươi 25g, bồ kết (3-5 quả) đốt cháy, lá bưởi 20g đun lấy nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần.

Giải cảm do nắng nóng: Lá non mần tưới 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.

Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Mần tưới, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần 15-20 viên. Dùng trong 10-15 ngày.

Chữa rong huyết: Mần tưới 20g, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại 15g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát,  chia uống 2 lần/ngày. Dùng  trong 5 ngày.

TAGThuốc chữa đau Dạ dày  |  Thuốc chữa sỏi thận  |  Thuốc chữa sỏi mật  |  Thuốc chữa sỏi Gan  |  Bài thuốc hay  |  Linh chi rừng cắt lát  |  Cỏ ngọt  |  Khổ sâm cho lá |  Hoa Kim ngân  |  Tầm gửi  |  Chè vằng  |  Bán chi liên  |  Mật nhân khô  |  Lá sen khô  |  Dứa dại  |  Bạch hoa xà thiệt thảo  |  Cà gai leo khô  |  Bột nghệ đen  |  Bột nghệ vàng  |  Cây lạc tiên  |  Diệp hạ châu  |  Kim tiền thảo  |  Dâm dương hoắc  |  Ba kích tím  |  Lá cây xạ đen  |  Cây xạ đen  |  Lá tắm của người Dao đỏ  |  Lá Atiso  |  Hoa Atiso  |  Hà thủ ô  |  Hạt chuối rừng  |  Cây lá gan  |  Bồ công Anh  |  Hoa Tam Thất  |  Cây mật gấu  |  Giảo cổ Lam  |  Nụ hoa Tam thất khô


2 nhận xét:

  1. rất bổ ích cho mọi người . cô cám ơn A tú nhiều
    dã chia sẻ cho mọi người . hi hi .

    Trả lờiXóa