Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

HUYỀN THOẠI UY LINH TIÊN - VỊ THUỐC LINH NGHIỆM NHƯ THẦN






Uy Linh Tiên là một huyền thoại bắt đầu từ một làng nhỏ trong dãy núi Phục Ngưu Sơn thuộc tỉnh Hà Nam .

Trong làng dưới chân núi, có một đôi vợ chồng trẻ rất thương yêu quí trọng nhau. Cả hai đều mồ côi và không có bà con thân thích, nhưng vì gắng sức làm lụng không ngại khó nhọc nên cuộc sống cũng khá sung túc .

Một năm vào khoảng tháng 9, đúng theo thiên nhiên thì gió thu mát mẽ phải bắt đầu thổi báo hiệu thay mùa, không ngờ mùa hạ vẫn lưu luyến, suốt mấy ngày trời nắng chang chang rất nóng nực . Thế nhưng khi mặt trời vừa lặn, gió mát từ từ dịu dàng thổi đến bao trùm xuống cả thôn làng. Năm nay mưa thuận gió hòa, nên mọi người đều hy vọng lúa chín đầy đồng lúc mùa gặt đến.

Viễn tượng lúa gạo đầy lẫm đầy kho làm đôi vợ chồng trẻ rất sung sướng . Tối hôm ấy người chồng ở ngoài đồng trở về, mặt mày chân tay lấm lem bùn đất . Vợ thấy chồng có vẻ mệt nhọc, vội vàng dục chồng tắm rửa. Chồng tắm mát xong thì cơm nước đã dọn sẵn, ngoài mấy món rau thường còn có món nhắm và một bình rượu .

Chồng sung sướng thấy được vợ săn sóc chu đáo, cùng nhau ăn uống chuyện trò, vui mừng một năm được mùa .

Cơm nước xong, chồng bảo vợ đi ngủ trước, còn chàng đã lâu không uống rượu,cảm thấy nóng nực, nên ra trước thềm nhà, dựa vách đá ngồi hóng mát.

Trời mới vào thu, làm việc ngoài đồng vất vả, đổ mồ hôi rất nhiều . Nhưng mặc dầu suốt ngày làm việc nặng nhọc, được bữa cơm đặc biệt ngon lành vừa rồi, lại có rượu ngon nhắm tốt nên bao nhiêu nhọc mệt đều tiêu tan .

Chàng ngồi trước thềm nhà, mặt mày tươi tỉnh đầy thỏa mãn sung sướng, thả hồn phiêu diêu, lơ mơ ngủ quên luôn, trong khi ấy mặt trời tắt nắng rồi bóng tối buông trùm.

Người vợ đi ngủ trước, thức giấc lúc nửa đêm , không thấy có chồng với tiếng ngáy quen thuộc nằm bên cạnh. Nàng cảm thấy lo sợ vội cất tiếng gọi chồng và vùng dậy chạy đi tìm .
Khi người chồng nghe tiếng vợ gọi tỉnh dậy, thì bỗng thầy tứ chi rũ liệt đau dớn như búa bổ vào người. Chàng cố gượng đứng lên, hai đùi nhức nhối không nhích đi được, chàng kêu thét lên và ngả phịch xuống đất .

Vợ nghe tiếng thét của chồng vội chạy đến gần, muốn dìu chồng vào nhà nhưng không đủ sức. Thành ra nàng phải vừa lôi vừa kéo, vừa đẩy vừa đùn, mồ hôi toát ra như tắm mới đem được chồng vào nhà .

Thế là suốt đêm hôm ấy, vợ phải xoa bóp hai đùi bị tê dại của chồng và luôn miệng hỏi:

-Tại sao thế? Anh làm sao thế? Anh làm sao mà bỗng dưng thành bệnh thế này ?

Chồng không trả lời được vì chính mình cũng không biết tại sao.

Sáng hôm sau, vợ vội vàng đi mời thầy Lang .

Ngày lại ngày, hết thầy Lang này đến thầy Lang khác, uống đủ thứ thuốc nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, trái lại, càng ngày càng nặng hơn lên . Các thầy Lang đều nhận ra là chứng “ thấp tà” , một trong các chứng thuộc “Ngũ lao, Thất thương”.

Vợ mỗi ngày không ngại khổ sở săn sóc chồng, nhưng thấp tà là một chứng rất khó trị.Các Thấy Lang đều từ từ “chạy” hết . . . . . . .

Từ ngày chàng bị ma bệnh xâm nhập, thấm thoát đã 10 năm vẫn không hề thuyên giảm. Ban đầu chỉ có hai đùi và lưng, nhưng sau 10 năm, cả đến tay chân cũng tê bại luôn. Chứng thấp tà làm chàng mất hết sức lực, cả đến muốn trở mình cũng vất vả vô cùng .

Một hôm người chồng thấy vợ vì săn sóc mình mà ốm o gầy mòn, nên rất thương tâm vừa nói vừa khóc:

-Bệnh anh không thề nào khỏi được. Suốt 10 năm nay, em vừa tảo tần buôn bán kiếm ăn vừa lo săn sóc thuốc thang cho anh. Anh còn được nhìn thấy em, còn được nắm tay em, anh biết em thương yêu anh vô cùng. Nhưng bây giờ anh muốn em phải lo cho tương lai của em. Em không thề để đời tàn như thế này được.

Vợ nhìn người chồng đã tuyệt vọng, gục đầu bên thành giường nói:

-Không, không, em nhất định phải tìm cách trị bệnh cho anh. Không kể năm, tháng hay trọn đời, nếu không trị được bệnh cho anh thì em cũng không muốn sống một mình.

Cả hai cùng nhìn nhau đầm đìa nước mắt. Vợ bỗng nhiên nói:

Bắt đầu từ ngày mai, anh phải làm theo lời em dặn. Chúng ta phải hợp lực cầu nguyện cho đến khi trị được bệnh mới thôi .

Chồng không hiểu vợ nói gì và định làm gì, nhưng thấy vẻ cương quyết đầy tự tin của nàng làm chàng thêm cảm động .

Sáng sớm hôm sau. Vợ nhờ hàng xóm giúp đặt chồng lên một cái chõng tre, khiêng đến con đường có người qua lại tấp nập. Nàng ngồi bên cạnh chồng, kể cho người qua đường nghe bệnh trạng của chồng, hy vọng trời xui đất khiến sẽ gặp được một vị Lương y có thể cứu trị .
Sau đời nhà Tùy Đường, ở Trung Quốc, các vị Lang Trung đi hành y qua các làng mạc, đều đem theo một vài đệ tử gánh thuốc, và cũng để thực tập chữa bệnh. Những vị Lang Trung vân du hành y này, có người vì không thích làm quan mất tự do. Và cũng có nhiều Lang Trung có tiệm bán thuốc, bốc thuốc ở tỉnh thành, nhưng mỗi năm đến mùa thu hoạch dược thảo cũng đem đệ tử vào rừng, lên núi, để thu hoạch tìm kiếm những cây thuốc hiếm quí. Số Lang Trung vân du thường qua lại các làng để hái thuốc chữa bệnh này, cũng có nhiều vị nổi tiếng mát tay .

Người vợ đau khổ đã rước các Thầy Lang quanh vùng chữa trị cho chồng nhưng đều vô hiệu, nên nay đặt hết hy vọng vào một vị nào đó, tình cờ đi qua và có duyên may của Phước Chủ mà được gặp chăng.

Một, hai rồi ba ngày ... . . . Người qua đường đều thương xót tội nghiệp người đàn bà , họ vui lòng dừng chân nghe kể câu chuyện thương tâm, nhưng không ai quen biết một danh y nào để giới thiệu .

Rồi bốn, năm, sáu ngày . . . . . giọng người đàn bà đã khàn dặc, nhưng vị Lương y cứu tinh hai vợ chồng cầu mong vẫn chưa thấy đến .

Bảy , tám, chín ngày vô tình trôi qua . . . . Miệng người đàn bà kể lể nhiều quá đã sưng vếu lên, rách khóe môi tươm máu. Đã thế lại còn vì ngày ngày quì bên đường sỏi đá, hai đầu gối cũng bị trầy da sưng mọng.

Thiếu phụ không còn nói năng được nhiều , nhưng vẫn kiên nhẫn quì bên đường chờ vị Lang Trung cưú tinh.

Thấy vợ hình dung tiều tụy đến thảm, chồng không nỡ bèn năn nỉ :

-Bao nhiêu ngày rồi vẫn không có hy vọng tìm được Thầy . Anh nghĩ chắc không có ai chữa được bệnh này đâu. Nếu chúng ta cứ tiếp tục , anh sợ em cũng ngả bệnh luôn. Thôi chúng ta về nhà, chấp nhận số phận an bài, lo hậu sự đi em !

Miền núi hoàng hôn đến rất sớm, rồi đi cũng rất nhanh. Chỉ trong chớp mắt là trời tối . Mặc dầu hai bên hàng phố nhiều nhà đã lên đèn, vợ vẫn ngồi lỳ bên cạnh chồng. Trên đường, trừ những kẻ đi làm về, không còn khách bộ hành qua lại . Nàng đợi chỉ trong chốc lát nữa, mấy người láng giềng từ tâm sẽ đến giúp nàng khiêng chồng về nhà .

Đúng lúc ấy, có người quen chạy đến gọi nàng rối rít:

-Có Thầy Lang đến . Có Thầy Lang đến !

Nhưng lúc ấy cả hai vợ chồng đều đã tuyệt vọng, vì suốt ngày, bao nhiêu vị Lang Trung đi qua, chỉ dừng chân hỏi thăm, nhìn ngắm, rồi lắc đầu bỏ đi .

Một lúc sau, một vị Lang Trung vân du, không thấy đem theo đệ tử đến gần . Cụ Lang tay chống gậy, vai mang một bọc vải to tướng, cằm có ba chòm râu bạc dài, tỏ ra đã già lắm rồi . Cụ Lang đến nhìn , nghe người đàn bà nói không ra tiếng, kể lể không thành lời, chỉ có nước mắt chảy dài đầm đìa trên má .

Cụ Lang bỏ cái bọc trên vai xuống, lấy ra một mớ dược thảo nói :

-Chồng của bà bị chứng Phong Thấp Tà . Bà đừng lo, có thuốc đây !

Người vợ nghe thế lập tức sụp lạy, dập đầu lia lịa tạ ơn .

Mười năm săn sóc người chồng bệnh hoạn, nàng đã vì chồng chịu trăm cay nghìn đắng, cuối cùng lại còn phải phải chường mặt ra đường cái , cầu khần người qua lại, xin tìm giúp lương y . Hôm nay cuối cùng cô gặp được Y Sư .

Người chồng thầm nghĩ :

 “Ai bảo trên đời không có Thần Phật? Chính vợ chàng và vị Lương y , Hai người này không phải Thần Phật cứu mạng chàng thì là gì ?”

Cụ Lang theo vợ chồng về nhà, mở khăn gói, lấy dược thảo ra dạy cho người vợ cách sắc thuốc, cách cho chồng uống thuốc .

Sáng hôm sau, Cụ Lang lấy ra một nhánh dược thảo hỏi người vợ :

-Cây thuốc này nhất định quanh vùng này phải có . Cháu có biết nó không ? Chúng ta sẽ lên núi hái ngay.

Nhìn thấy cây thuốc cô vui mừng nhưng nghi ngờ hỏi :

-Thưa cụ, giống cỏ này là . . . thuốc sao ? Con thấy tràn đồng .

Trên núi quả thực dược thảo mọc đầy khắp nơi.Thuốc hái được về. Nàng rửa sạch đất cát, vứt bỏ những cành khô chết, ngâm nước một lúc,xong cắt khúc nhỏ ngắn . Sau khi phơi trong mát, lại ngâm với rượu gạo, rồi vớt ra rang khô . Sau khi thuốc đã khô nhưng không cháy, lấy ra cất nơi mát. Thuốc coi như chế xong, sẵn sàng để dùng .

Cụ Lang dạy sắc thuốc cho bệnh nhân uống mỗi ngày ba lần. Ngoài ra lại còn lấy thuốc tán thành bột, dùng dấm nhào thành hồ nhão , đắp vào những nơi khớp xương móc nối, lấy vải bao bọc kín lại .

Thuốc trong uống ngoài thoa vài ngày, chân tay bệnh nhân bắt đầu cựa quậy được.

Một tháng sau, cử động dễ dàng hơn. Mấy tháng sau, bệnh nhân chống gậy đi chập chững, rồi chẳng bao lâu bỏ gậy đi một mình.

Người bệnh 10 năm đã xác xơ gầy còm da bọc xương, thực không ngờ lại có ngày mạnh khỏe như trở lại thời tráng niên. Mối tình nồng thắm của đôi vợ chồng trẻ trở lại hạnh phúc đầm ấm như xưa.

Cụ Lang thấy bệnh nhân lành hẳn rồi, sức khỏe cũng hoàn toàn hồi phục nên một hôm sau bữa cơm sáng, cụ tỏ ý muốn từ giả ra đi .

Người vợ rất tri ân Cụ Lang đã cứu mạng chồng mình nên cầu khẩn :

-Xin Cụ ở lại với chúng con. Chúng con không có cách gì đền ơn cho xứng. Chúng con không có bà con thân thích, nếu Cụ không chê, xin cụ ở lại cho phép chúng con được phụng dưỡng suốt quãng đời còn lại.

Cụ Lang nghe xong cười ha hả :

-Cảm ơn hai cháu có lòng ưu ái , nhưng tôi là một Y Sư. Còn có người khác, nơi khác cũng đang cần tôi .

Cụ ngừng một lúc, nói tiếp :

-Cách chế vị thuốc này, các cháu đã biết thông thạo. Từ nay trong làng có ai bị bệnh giống như thế, cứ theo cách ấy mà trị cho họ. Chữa lành càng nhiều người là lễ vật quí nhất tặng cho tôi đó .

Nói xong, cụ đeo khăn gói bước đi .

Người vợ bỗng chạy theo cụ gọi với :

-Thưa cụ, Cụ chưa cho chúng con biết tên vị thuốc này .

Cụ Lang dừng chân suy nghĩ một lúc trả lời:

-Gọi nó là Uy Linh Tiên nhé. Ừ, Uy Linh Tiên đúng rồi. Uy là sức mạnh . Linh là linh nghiệm, Tiên là thần tiên. Nói tóm lại là linh nghiệm như thần .

Nói xong Cụ Lang cười gật gù chống gậy lên đường

Kể từ đó, người ở Phục Ngưu Sơn đều gọi giống cỏ ấy là Uy Linh Tiên .

Những chứng bệnh Phong Thấp Tà, Thống Phong, Cước khí làm Tứ chi tê bại, lưng hay đầu gối bị cảm lạnh mà sinh bệnh đau nhức. Uy Linh Tiên là vị thuốc chủ trị .

Dược Thảo Uy Linh Tiên
(Clematis Chinensis Osbeck)

Khí ấm , vị hơi đắng, không độc. vào Phế kinh và Can kinh. Thông được 12 kinh lạc.

Công dụng của Uy Linh Tiên chữa được mọi chứng phong độc, miệng méo lệnh, ngứa gải, trầy da đau xót, phong chạy khắp mình, đau các đốt xương, chân tay tê bại, không đi lại được .

Nhưng thuốc rất mạnh, không nên dùng nhiều và dùng lâu, sợ nó tiết chân khí. Người có chứng hư chớ dùng, kỵ trà và bột miến .

Rượu Uy Linh Tiên

• Uy Linh Tiên 2 lượng, (cắt nhỏ)
• Đường 4 lượng
• Rượu trắng 35 độ, 1 lít

Cho tất cả vào bình chai, không dùng đồ nhựa .

Đậy kín, độ 1 tháng, lọc bỏ xác để dành, để bao lâu cũng được, không có màu sắc .

Cách dùng :
Chất thuốc chạy rất nhanh nên bắt đầu chỉ dùng thử 2 thìa canh. Nếu không thấy có gì làm khó chịu, có thể thêm 2 thìa nữa, cho đến nửa cốc một ngày là tối đa .

Đầu tiên dùng một tuần, nghỉ 5 ngày, tiếp tục dùng 1 tuần, lại nghỉ 5 ngày . . . . Nếu thấy bệnh có vẻ hiệu nghiệm .. bớt một nửa phần rượu thuốc ( ¼ cốc). Về sau tiếp tục dùng 7 ngày nghỉ 5 ngày . . . . .

Sau khi dùng hết hủ rượu đầu tiên, ngưng dùng 2 tháng, đổi dùng Rượu Thược Dược hay thứ khác. Sau hai tháng dùng lại Uy Linh Tiên sẽ hiệu nghiệm hơn .

Công dụng:

Trị các chứng phong thấp, thần kinh , gân, bắp thịt đau nhức .. . .

Một số bài thuốc từ Uy Linh Tiên:


Chữa tê thấp: Uy linh tiên 12g, quế chi, phụ tử chế, độc hoạt, mỗi vị 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

 Chữa đau dây thần kinh cổ, cánh tay: Uy linh tiên, hoàng kỳ, đương qui, bạch thược, sinh khương, mỗi vị 12g, cát căn, độc hoạt, mộc qua, mỗi vị 16g, đại táo 10g, quế chi 8g, cam thảo 6g. Sắc uống làm hai lần trong ngày.

 Chữa đau dây thần kinh hông: Uy linh tiên, độc hoạt, đan sâm, tang ký sinh, ngưu tất, xuyên khung, mỗi vị 12g, phòng phong, quế chi, tế tân, chỉ xác, trần bì, mỗi vị 8g. Sắc uống.

Chữa đau các khớp ở tay chân: Uy linh tiên 12g, ngũ gia bì hương, độc hoạt, tang chi, kê huyết đắng, mỗi vị 10g. Sắc uống.

 Chữa thấp khớp mạn tính, sưng đau, sốt nhẹ, rêu lưỡi vàng, táo bón: Uy linh tiên, cốt toái bổ, kê huyết đằng, thạch cao, đan sâm, sinh địa, rau má, độc hoạt, hy thiêm, khương hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh, mỗi vị 12g, bạch chỉ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét