Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Theo Đông y, nguyên nhân sinh bệnh là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữa là do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này:


Quả gấc, hạt gấc

1. Thuốc xông, rửa tại chỗ
Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:
- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.

- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch chỉ 12g, mộc qua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu 12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 2: Hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.
 
Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g, sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.
 
2. Thuốc uống
- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.
 
Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.
 
Bài 2: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.
 
Bài 3: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.
 
Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.
 
Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí": Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

- Nếu người bệnh đại tiện ra máu đỏ, miệng đắng, nhớt, đó là thấp nhiệt uất tích trường vị: Địa du 15g, quyển bá 15g, nha đảm tử bọc trong long nhãn 20g, đun nước uống.
 
- Nếu đại tiện khó, phân có máu không tươi, ngực bụng trướng đầy: Hoàng liên 10g, trần bì 30g, sơn tra 10g, khương truật 10g, bạch đầu ông 20g, hoàng bá 15g, thần khúc 10g, mộc hương 10g, mã sĩ liên 30g, trần bì 10g, ô mai 15g, mạch nha 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu người bệnh đau vùng hậu môn: Đương quy 10g, hòe hoa sao 1g, đại hoàng đốt thành than 10g, xuân bì tán 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu đại tiện máu đỏ tươi hoặc nhạt, phân không thành khuôn, người mệt, nói nhỏ, bụng trướng, có thể đau bụng, mạch huyền sác vô lực: Hoàng kỳ 20g, táo nhân sao 12g, trắc bá diệp 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, đảng sâm 20g. Sắc uống, pha thêm 1 thìa mật ong.

- Nếu có biểu hiện uất nhiệt: Hoàng kỳ 30g, thăng ma 10g, đại hoàng sao đen 8g, sài hồ 12g, đảng sâm 15g, bạch truật 15, gừng nướng cháy 10g, địa du thán 10g, bạch cập phấn 6g, cam thảo 10g, xích linh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Người bị trĩ có kim chứng ho, tức ngực khó thở, người mệt mỏi: Mạch môn 12g, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, cát cánh 10g, cát lâm 12g, hoàng cầm 12g, ngũ vị 8g, bạch truật 16g, đan sâm 16g, tử uyển 10g, cam thảo 6g, khoản đông hoa 10g, xích thược 1g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu trĩ sa ra ngoài, lưng đau, người bệnh phiền táo không yên, có thể dùng: Tử hoa địa đinh 8g, cúc hoa 8g, kim ngân hoa 12g, xích thược 12g, bán chi liên 10g, thảo hà sa 10g, bồ công anh 12g, cam thảo sống 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn. Ngoài ra, chế độ ăn với người bị trĩ là nên kiêng chất cay nóng, giảm chất chua, giảm hoặc bỏ thuốc và rượu, giảm hoạt động tình dục, tránh căng thẳng suy nghĩ nhiều làm khí yếu bệnh tăng.

3. Thuốc ngâm bôi
Sử dụng thuốc ngâm bôi tốt với trường hợp sau khi đại tiện trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn.

Công thức thuốc ngâm bôi theo nguyên tắc làm mềm, làm khô búi trĩ để có thể tự co lên.

Bài 1: Hoàng bá 20g, lá móng 20g, tô mộc 30g, binh lang 10g, sa sàng 20g.

Bài 2: Sa sàng 20g, ngũ bội 20g, tô mộc 30g, hoàng bá 20g, binh lang 10g.

Bài 3: Tô mộc 30g, ngũ bội 20g, hoàng đằng 20g, hoàng liên 10g.

Ngày đun 1 thang. Cách làm: cho 6-7 bát nước (1-2 lít nước) đun sôi liên tục 10-15 phút chắt ra chậu sạch. Sau mỗi lần đại tiện xong rửa sạch hậu môn rồi ngồi ngâm 10-15 phút.
Lấy tay ấn búi trĩ lên, sau đó nằm nghỉ 10-15 phút rồi mới đi lại.
         
Theo Thuốc Nam Việt




Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

BÀI THUỐC NAM CHỮA BỆNH VIÊM MŨI CẤP TÍNH

Bài thuốc chữa viêm mũi cấp tính thường dẫn đến niêm mạc mũi sung huyết, chảy máu, sưng tấy, trong dân gian thường gọi là “trúng gió”, “cảm mạo”. Bệnh phát sinh quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông và mùa xuân, đây là loại bệnh thường hay gặp, bệnh này không chữa cũng tự khỏi nhưng nếu để tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến mạn tính.

Bộ phận của đường hô hấp bị cảm nhiễm cấp tính, Đông y gọi là “thương phong tị tắc”, đó là do sức đề kháng của cơ thể giảm sút, chức năng phòng vệ của niêm mạc mũi bị thương tổn khiến virut xâm nhập vào xoang mũi và gây bệnh.


Hoa Kim Ngân

1. Triệu chứng

Thời kỳ đầu: Xoang và họng khô, có cảm giác nóng, niêm mạc xoang mũi sung huyết, không chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi uể oải, chán ăn, thân nhiệt thất thường hoặc hơi cao.

Thời kỳ cấp tính: Sốt, tắc mũi, hắt hơi, xoang mũi chảy nước trong hoặc mủ, nói chuyện âm mũi nặng, nhạt miệng không khát, khứu giác giảm, niêm mạc xoang mũi sung huyết nặng, sưng tấy.

Thời kỳ hồi phục: Chảy nước mũi giảm dần, không có mủ, nói âm mũi nhẹ, sức khỏe khá hơn.

2. Một số nguyên nhân gây bệnh viêm mũi
Virut cảm cúm là nguyên nhân chính, có rất nhiều loại virut cúm gây bệnh. Khi sức đề kháng của cơ thể do một nguyên nhân nào đó bị giảm sút hoặc chức năng phòng vệ của niêm mạc mũi bị thương tổn, virut sẽ xâm nhập vào cơ thể sinh sôi nảy nở nhanh gây bệnh, và rất dễ tái phát.

3. Một số phương pháp điều trị viêm mũi
Điều trị viêm mũi cấp tính bằng phương pháp hít thuốc: Phương pháp này dùng mũi hít thuốc, còn gọi là “tị hấp pháp” hay “hấp tị pháp”, là phương pháp điều trị bằng cách hít thuốc hoặc hít mùi vị, hơi nước, khí, sau khi đã qua một số công đoạn điều chế. Sau đây là một vài phương pháp hít thuốc:

Tán bột: Nghiền thuốc thành bột, chứa trong bình kín. Khi dùng lấy ra một ít để vào lòng bàn tay hoặc bìa giấy cứng, dùng mũi hít bột thuốc vào trong mũi, hít vài lần cho đến khi hết thuốc.

Hấp khí:
Tán thành bột những vị thuốc có mùi thơm hoặc mùi vị đậm đặc sau đó đựng trong bình kín. Khi dùng, mở nắp bình, nhanh chóng đưa mũi vào sát miệng bình, hít mùi vị của thuốc, hít liên tục nhiều lần. Cũng có thể tán thuốc thành những hạt nhỏ bỏ vào túi đem theo cho tiện việc sử dụng.

Xông hơi:
Sắc thuốc bằng ấm hoặc bình có miệng, đưa sát mũi vào miệng bình hít hơi thuốc bốc lên.

Bài 1: Kinh giới 10g, phòng phong 10g, khương hoạt 10g, độc hoạt 10g, xuyên khung 6g, mộc lan 6g, gừng tươi 3 miếng.

Cách dùng: Sắc thuốc bằng nước, khi sôi hít hơi thuốc bốc lên, mỗi lần 30 phút, ngày hai lần, trong 3 ngày.

Bài 2: Hoa kim ngân 6g, hoa cúc 6g, lá dâu 10g, bạc hà 10g, liên kiều 6g.

Cách dùng: Chưng nước, dùng mũi hít hơi nước bốc lên, mỗi lần 30 phút, ngày 2 lần trong 3 ngày.

Bài 3:
Nga bất thực thảo 9g, bạc hà 9g, thanh đại 9g, tế tân 5g. Cách dùng: Tán bột, mỗi lần lấy một ít hít vào trong mũi.

Bài 4: Hạt thương nhĩ 30g, mộc lan 30g. Cách dùng: tán bột, ngâm trong rượu, hâm cách thủy, hít hơi thuốc bốc lên.

Điều trị viêm mũi cấp tính bằng phương pháp bôi thuốc:

Phương pháp dùng thuốc để bôi còn gọi là “đồ tị pháp” hay “chà tị pháp” là phương pháp phòng và trị bệnh bằng cách chế biến thuốc thành dạng keo lỏng bôi vào bên trong mũi. Mỗi ngày bôi vài lần, thuốc bôi trong mũi luôn trong trạng thái ẩm lỏng mới phát huy tác dụng tốt.

Bài 1: Ruột bấc trong thân cây (thông thảo) 3g, tế tân 3g, phụ tử 3g. Cách dùng: Tán bột, trộn đều, dùng bông bọc thuốc nhét vào trong mũi, chủ trị tắc mũi.

Bài 2: Hạnh nhân 0,6g, tiêu (ép lấy nước), phụ tử (gọt vỏ) 0,3g; tế tân 0,3g.

Cách dùng: Cắt nhỏ 4 vị thuốc, ngâm trong 0,1 lít giấm một đêm, sáng hôm sau sắc thuốc với 0,5 lít mỡ lợn, khi phụ tử chuyển màu vàng, thuốc đặc lại, đem gạn cặn để nguội, khi dùng bôi đều bên trong hốc mũi. Chủ trị trẻ em bị tắc mũi.

Bài 3: Mộc hương 15g, linh lăng hương 15g, tế tân 1g. Cách dùng: tán bột, lọc, trộn đều với 0,3 lít tinh chất sữa bơ, bỏ vào trong siêu đun nhỏ lửa đến khi có mùi thơm, gạn bỏ cặn, đựng trong bình sứ, bôi lên đầu và bên trong mũi ngày 3 lần, trị trẻ em tắc mũi, không bú được.

Bài 4: Trư nha tạo giác 9g, thiên nam tinh 9g, đậu đỏ 5g, hành củ.

Cách dùng:
Hành củ giã lấy nước, tán bột 3 vị thuốc trên, lấy nước hành bôi lên thóp đầu và lỗ mũi, đồng thời lấy bột bôi lên thóp, trị trẻ em thở gấp, không bú được, sốt, nghẹt mũi.

Điều trị viêm mũi cấp tính bằng trích dược liệu pháp: Là phương pháp nhỏ thuốc ở dạng chất lỏng vào mũi để trị bệnh, còn gọi là “trích tị pháp” hay “điểm tị pháp”.

Bài 1: Hành lá 7 cây, 1 giọt dầu bạc hà, dầu glyxerin.

Cách dùng: hành lá rửa sạch, để khô, cắt nhỏ, giã nát, dùng vải bố lọc lấy nước, thêm vào lượng dầu glyxerin tương đương và một giọt dầu bạc hà, đựng trong bình kín, lắc đều trước khi dùng, ngày nhỏ 3 lần.

Bài 2: Tật lê 30g.

Cách dùng: Giã nhỏ, sắc với nước, trị chứng chảy nước mũi, mất khứu giác.

Bài 3:
Bạch chỉ 1g, xuyên khung 1g, đương quy 1g, tế tân 1g, thông thảo 1g, quế tâm 1g.

Cách dùng: ngâm với rượu và giấm 1 đêm, dùng 1 lít mỡ lợn chiên cho đến khi bạch chỉ có màu vàng, khi thuốc đặc, gạn bỏ cặn, nhỏ dung dịch vào mũi hoặc dùng bông chấm thuốc nhét vào bên trong mũi, trị nghẹt mũi.

Bài 4: Cửu căn (rễ rau hẹ).

Cách dùng: giã lấy nước để lắng trong, nhỏ vào bên trong mũi, ngày 2 lần, trị trẻ em mũi khô nghẹt, sốt.

Bài 5: Hành tây 200g.

Cách dùng: rửa sạch bỏ vào cối, đổ khoảng một thìa nước sôi, giã nát lấy nước, nhỏ mũi ngày 3 lần, trị viêm mũi cấp tính, mạn tính.

Bài 6: Thương nhĩ tử 150g, mộc lan 150g, bạch chỉ 150g, ngân hoa 150g, liên kiều 150g, hoa cúc dại 150g, hoàng cầm 150g, đan bì 150g, nga bất thực thảo 150g, bạc hà 100g, tế tân 50g, lá khuynh diệp tươi 300g.

Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với nước, đựng trong lọ nhỏ thuốc, mỗi lọ 10ml, ngày nhỏ 3-5 lần, mỗi lần 2-3 giọt, lúc mới nhỏ có thể gây hắt hơi hoặc chảy nước mũi nhiều, khoảng 2-3 phút sau sẽ hết.


Theo SK&ĐS
 
 

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

BÀI THUỐC CHỮA XƯƠNG KHỚP TỪ DÂN GIAN HIỆU QUẢ

Đông y cho rằng, do sức đề kháng của cơ thể không cao nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở khớp, cơ. Điều này gây ra hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn gây ra tê, nhức mỏi hoặc sưng đau ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.

Cũng theo Đông y, tất cả các bệnh đau nhức khớp xương, dù có sưng, nóng, đỏ hay chỉ tê, mỏi, nặng ở khớp đều thuộc chứng Tý, nghĩa là tắc nghẽn, không thông. Nhiều bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng rất tốt với bệnh này.

Một số người chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây thoái hóa khớp xương và đau. Vì vậy, khi chữa các bệnh về khớp, y học cổ truyền đều hướng tới lưu thông khí huyết ở gân, xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và phòng chống tái phát.

Các phương pháp điều trị bao gồm: tập luyện vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu; dùng thuốc bên ngoài (như đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau) hoặc uống trong.

Trong điều trị, các thầy thuốc còn chú ý đến bệnh mới mắc hay đã lâu ngày, hoặc tái phát nhiều lần để có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu mới bị thì dùng các phương pháp loại bỏ yếu tố gây bệnh là chính. Nếu bệnh lâu ngày hoặc tái phát nhiều lần thì phải vừa nâng đỡ tổng trạng, bổ khí huyết, vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh.

Bệnh khớp không có biểu hiện sưng, nóng, đỏ
Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp. Đau tăng khi mưa lạnh, ẩm thấp, thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh âm ỉ kéo dài, thường kèm theo các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém...

Nếu bệnh thiên về Phong chứng, sẽ có thêm các biểu hiện như đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, thường là các khớp phần trên cơ thể như cổ, vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay, đau đầu, sợ gió, rêu lưỡi trắng. Nếu bệnh thiên về Tháp chứng, sẽ có thêm các biểu hiện đau cố định tại các khớp bệnh, không di chuyển, kèm theo tê nặng mỏi là chủ yếu. Nếu thiên về Hàn chứng thì đau nhiều về đêm, trời lạnh đau tăng, chườm nóng giảm đau, đau kiểu co thắt và buốt.

Bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem quá đáng nếu không có yêu cầu của thầy thuốc, chú ý ăn thức ăn giàu đạm, nhiều khoáng chất và vitamin, uống nước đầy đủ (mỗi ngày trung bình từ 1,2 lít trở lên), không ăn uống nhiều chất kích thích hoặc khó tiêu. Nên tập luyện nhẹ như đi bộ, tập thái cực quyền, dưỡng sinh. Dùng gậy nếu là đau khớp gối hoặc khớp háng.

Chườm muối nóng vào các khớp đau như cột sống, vai, hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào khớp đau. Chú ý liều lượng về thời gian chiếu đèn, tránh biến chứng bỏng da cho bệnh nhân. Xoa bóp để tăng cường sự vận hành của khí huyết; châm cứu giúp giảm đau, điều chỉnh sự tắc nghẽn khí huyết và bổ dưỡng.


Cây trinh nữ, cây xấu hổ, Bài thuốc chữa Xương khớp - bài thuốc dân gian hiệu quả, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than
Cây trinh nữ (xấu h)

Bài thuốc chung: Lá lốt, trinh nữ (xấu hổ), quế chi, thiên niên kiện, thổ phục linh, hà thủ ô mỗi thứ 12 g, cỏ xước 16 g, sinh địa 20 g. Nếu Phong chứng trội, thêm phòng phong, khương hoạt mỗi vị 12 g. Nếu Hàn chứng trội, thêm can khương 4 g, phụ tử 8 g, xuyên khung 12 g. Nếu Thấp chứng trội, thêm ý dĩ 16 g, ngũ gia bì 12 g, tỳ giải 16 g.

Nếu mắc bệnh đã lâu và tái phát nhiều lần, có thể dùng bài thuốc:
Khương hoạt, phòng phong, đương quy mỗi thứ 8 g, xích thược, khương hoàng, hoàng kỳ mỗi thứ 12 g, cam thảo 6 g, gừng 4 g, đại táo 12 g.

Để phòng tái phát, dùng bài: Độc hoạt, phòng phong, tang ký sinh, ngưu tất, đỗ trọng, tần giao, xuyên khung mỗi thứ 8 g; đương quy, bạch thược, sinh địa, đảng sâm mỗi thứ 12 g, phục linh 9 g, cam thảo 6 g, quế tâm và tế tân mỗi thứ 4 g.

Bệnh khớp có sưng, nóng, đỏ.
Ở giai đoạn cấp tính, các khớp sưng, nóng, đỏ, đau (hay xuất hiện đối xứng) ngày nhẹ đêm nặng, co duỗi cử động khó khăn, sốt ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng.

Dùng các bài thuốc:
- Thạch cao, kim ngân mỗi thứ 20 g, tri mẫu, hoàng bá, tang chỉ, phòng kỷ, ngạnh mễ mỗi thứ 12 g, thương truật 8 g, quế chi 6 g, sắc uống ngày 1 thang. Nếu có hồng ban hoặc khớp sưng đỏ nhiều, thêm đan bì 12 g, xích thược 8 g, sinh địa 20 g.

- Quế chi 8 g, tri mẫu, bạch thược, bạch truật, phòng phong, kim ngân hoa, liên kiều mỗi thứ 12 g, cam thảo 6 g, ma hoàng 8 g, sắc uống ngày 1 thang.

Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác thì vẫn dùng được các bài thuốc trên, bỏ quế chi, thêm các thuốc bổ âm như sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì, sa sâm, miết giáp, thạch bộc...

Ở giai đoạn mãn tính, bệnh nhân có thêm các biến chứng như biến dạng khớp, teo cơ, dính cứng khớp. Dùng các bài thuốc ở phần trên, thêm nam tinh chế, xuyên sơn giáp, bạch giới tử sao, đào nhân, hồng hoa mỗi thứ 8 g; bạch cương tàm 12 g.

Ngoài ra, nên xoa bóp tại các khớp bằng những thủ thuật ấn, day, lần, véo các khớp và các cơ quanh khớp. Vừa xoa bóp vừa vận động các khớp là phương pháp chủ yếu và quyết định kết quả chữa bệnh trong giai đoạn này.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống


TAG
Thuốc chữa đau Dạ dày  |  Thuốc chữa sỏi thận  |  Thuốc chữa sỏi mật  |  Thuốc chữa sỏi Gan  |  Bài thuốc hay  |  Linh chi rừng cắt lát  |  Cỏ ngọt  |  Khổ sâm cho lá |  Hoa Kim ngân  |  Tầm gửi  |  Chè vằng  |  Bán chi liên  |  Mật nhân khô  |  Lá sen khô  |  Dứa dại  |  Bạch hoa xà thiệt thảo  |  Cà gai leo khô  |  Bột nghệ đen  |  Bột nghệ vàng  |  Cây lạc tiên  |  Diệp hạ châu  |  Kim tiền thảo  |  Dâm dương hoắc  |  Ba kích tím  |  Lá cây xạ đen  |  Cây xạ đen  |  Lá tắm của người Dao đỏ  |  Lá Atiso  |  Hoa Atiso  |  Hà thủ ô  |  Hạt chuối rừng  |  Cây lá gan  |  Bồ công Anh  |  Hoa Tam Thất  |  Cây mật gấu  |  Giảo cổ Lam  |  Nụ hoa Tam thất khô

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

8 BÀI THUỐC CHỮA ĐAU GÓT CHÂN HIỆU QUẢ VÔ CÙNG

Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân...

Được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhiều khi ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, gây cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát nếu điều trị không triệt để. Khi không may lâm vào tình trạng này, ngoài việc tự xoa bóp bấm huyệt, bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc đơn giản sau đây:

Bài 1:  Đậu phụ lượng vừa đủ. Cho đậu phụ vào nồi hấp cách thủy thật nóng rồi đổ ra chậu, lúc đầu đặt hờ bàn chân ở phía trên để xông hơi, chờ đậu phụ nguội bớt thì hạ chân xuống đặt lên trên đậu phụ để chườm. Khi đậu phụ nguội thì lại lấy ra hấp nóng và chườm tiếp, cứ như vậy lặp đi lặp lại từ 3 - 5 lần.


Đậu phụ, Bài thuốc chữa đau gót chân, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than
Đậu phụ

Bài 2: Rễ cây cà (cà pháo, cà tím, cà bát... đều được) lượng vừa đủ, sắc lấy nước đặc ngâm chân hàng ngày trong 40 đến 60 phút, mỗi ngày có thể ngâm một đến hai lần.

Bài 3:  Xương rồng gai một đoạn, loại bỏ hết gai, dùng dao tách làm hai mảnh. Buổi tối, trước khi đi ngủ, rửa sạch chân, lau khô rồi lấy miếng xương rồng đắp trùm lên chỗ đau ở gót chân, dùng vải băng buộc chặt, cố định trong 12 giờ trở lên, ngày hôm sau thay miếng xương rồng khác, làm liên tục như vậy trong 7 ngày.

Bài 4:  Rễ cây đỗ tương (phần dưới mặt đất) 500g sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 40 đến 60 phút.

Bài 5: Dấm ăn 2 lít đun nóng tới độ có thể cho chân vào ngâm được, đổ ra chậu rồi ngâm chân từ 30 đến 60 phút (trong quá trình ngâm, khi dấm nguội thì đun lại). Thông thường ngâm chân 10 đến 15 ngày thì bắt đầu đỡ đau, ngâm liên tục trong 1 tháng sẽ hết đau. Chú ý, dấm đã ngâm có thể dùng đi dùng lại nhiều lần để tiết kiệm.

Bài 6: Băng phiến 1g, tế tân 6g, thấu cốt thảo 12g. Ba thứ sấy khô, tán vụn rồi làm thành tấm lót trong đế giày dép đi hàng ngày. Nếu không có thấu cốt thảo có thể thay bằng cây phượng tiên hoa (hoa bóng nước).

Tề tân, Bài thuốc chữa đau gót chân, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than
Tề tân

Bài 7: Đương quy 20g, xuyên khung 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, chi tử 15g. Tất cả sấy khô tán thành bột rồi tùy theo lòng bàn chân to hay nhỏ mà làm dùng vải làm thành tấm lót ở đế giày dép đi hằng ngày dày chừng 0,5cm.

Bài 8:
Thảo ô, tế tân và phòng phong lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, trước khi đi lấy một chút bột thuốc rắc vào đế giầy dép. Chú ý thảo ô có độc nên không được uống.

ThS. Hoàng Khánh Toàn


TAGThuốc chữa đau Dạ dày  |  Thuốc chữa sỏi thận  |  Thuốc chữa sỏi mật  |  Thuốc chữa sỏi Gan  |  Bài thuốc hay  |  Linh chi rừng cắt lát  |  Cỏ ngọt  |  Khổ sâm cho lá |  Hoa Kim ngân  |  Tầm gửi  |  Chè vằng  |  Bán chi liên  |  Mật nhân khô  |  Lá sen khô  |  Dứa dại  |  Bạch hoa xà thiệt thảo  |  Cà gai leo khô  |  Bột nghệ đen  |  Bột nghệ vàng  |  Cây lạc tiên  |  Diệp hạ châu  |  Kim tiền thảo  |  Dâm dương hoắc  |  Ba kích tím  |  Lá cây xạ đen  |  Cây xạ đen  |  Lá tắm của người Dao đỏ  |  Lá Atiso  |  Hoa Atiso  |  Hà thủ ô  |  Hạt chuối rừng  |  Cây lá gan  |  Bồ công Anh  |  Hoa Tam Thất  |  Cây mật gấu  |  Giảo cổ Lam  |  Nụ hoa Tam thất khô

 

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH CỦA MỘT SỐ LOẠI RAU

Rau rất tốt cho sức khỏe, những thực đơn nhiều rau cũng được khuyên dùng cho những trường hợp muốn giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, một số loại rau còn chứa những dược tính quý giá.

Rau mồng tơi
Vị chua, tính hàn, không độc, hoạt thai, hoạt tràng, giúp thông đại tiểu tiện. Ngoài ra, hạt rau mồng tơi chín, phơi khô, tán nhuyễn trộn với phấn hoa có tác dụng trị rôm sảy rất tốt.


Rau mùng tơi, Tác dụng trị bệnh của một số loại rau, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than

Rau má

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, giúp giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, khí hư, bạch đới. Đây cũng là loại rau giúp các bà mẹ lợi sữa, chữa mụn nhọt, lở loét, mẩn ngứa, nóng rát. Ngoài ra, giới y học còn đang nghiên cứu những khả năng chữa bệnh khác của rau má như: xơ gan, phong cùi, vảy nến, mất ngủ, giảm tụ máu, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, thúc đẩy sự gia tăng hoạt động của não bộ.

Rau má, Tác dụng trị bệnh của một số loại rau, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than

Hẹ

Vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm, củ giúp trợ thận, bổ dương, trừ vị nhiệt, nóng trong dạ dày, tăng khí ở phổi, làm tan máu ứ, long đờm, trị chứng chảy máu cam, giải độc, đồng thời trị được côn trùng cắn. Hạt hẹ vị cay ngọt, tính ấm, bổ gan và bổ thận, làm ấm cơ thể, có hiệu quả trong việc trị chứng liệt dương.

Rau hẹ, Tác dụng trị bệnh của một số loại rau, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than

Cải xoong

Vị hơi đắng, mùi hắc, tính lành, hiệu quả trong việc trị các chứng ngoài da như ghẻ lở, chốc loét, bệnh thuộc đường tiểu, chứng sạn trong gan, mật. Dùng cải xoong trong bữa ăn giúp ngon miệng, thông huyết quản, sạch dạ dày. Đồng thời, đây cũng là loại rau có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Rau cải xoong, Tác dụng trị bệnh của một số loại rau, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than

Rau đay

Tính lạnh, không độc, giúp giải nhiệt cơ thể. Hạt có vị cay, giúp tiêu đờm, ngừng hen xuyễn, thông kinh nguyệt.

Rau đay, Tác dụng trị bệnh của một số loại rau, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than

Rau dừa nước

Vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu, mát máu, giải độc, chữa cảm sốt, ho khan, tiểu đục; dùng đắp ngoài da chữa sưng lở, rắn cắn, mau lành vết thương hở.

rau dừa nước, Tác dụng trị bệnh của một số loại rau, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than



TAGThuốc chữa đau Dạ dày  |  Thuốc chữa sỏi thận  |  Thuốc chữa sỏi mật  |  Thuốc chữa sỏi Gan  |  Bài thuốc hay  |  Linh chi rừng cắt lát  |  Cỏ ngọt  |  Khổ sâm cho lá |  Hoa Kim ngân  |  Tầm gửi  |  Chè vằng  |  Bán chi liên  |  Mật nhân khô  |  Lá sen khô  |  Dứa dại  |  Bạch hoa xà thiệt thảo  |  Cà gai leo khô  |  Bột nghệ đen  |  Bột nghệ vàng  |  Cây lạc tiên  |  Diệp hạ châu  |  Kim tiền thảo  |  Dâm dương hoắc  |  Ba kích tím  |  Lá cây xạ đen  |  Cây xạ đen  |  Lá tắm của người Dao đỏ  |  Lá Atiso  |  Hoa Atiso  |  Hà thủ ô  |  Hạt chuối rừng  |  Cây lá gan  |  Bồ công Anh  |  Hoa Tam Thất  |  Cây mật gấu  |  Giảo cổ Lam  |  Nụ hoa Tam thất khô

CHỮA YẾU SINH LÝ BẰNG NHÂN SÂM

Nhân sâm là vị thuốc thảo dược được dùng ở châu Á trong hàng nghìn năm. Mới đây, một nghiên cứu khẳng định nó có thể giúp cho những người đàn ông bị bất lực chỉ sau 8 tuần. 

Một nghiên cứu từ Hàn Quốc đã tìm thấy nam giới bị rối loạn cương có thể cải thiện chuyện chăn gối chỉ sau vài tuần uống thuốc làm từ nhân sâm. Mặc dù trước kia từng có vài nghiên cứu cho thấy nhân sâm có thể hỗ trợ chuyện này, nhưng đa số đều thực hiện trên chuột.


Chữa yếu sinh lý bằng nhân sâm, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than
Chiết xuất từ quả nhân sâm được phát hiện có tác dụng cải thiện khả năng chăn gối của đàn ông. Ảnh: Telegraph.

Nhóm khoa học từ Trường Y, Đại học Yonsei ở Seoul khảo sát trên 119 người đàn ông, được chẩn đoán rối loạn cương từ mức nhẹ đến trung bình. Những người này được chia làm 2 nhóm, một nửa dùng mỗi ngày 4 viên thuốc chứa chiết xuất từ quả của cây nhân sâm, nửa còn lại uống thuốc giả dược.

Sau 8 tuần, nhóm nghiên cứu đo khả năng cải thiện của họ bằng cách sử dụng Bộ chỉ số chuẩn quốc tế về rối loạn cương.

Kết quả, công bố trên International Journal of Impotence Research, cho thấy có sự cải thiện nhỏ nhưng đáng kể trong khả năng cương cứng của nhóm dùng nhân sâm, so với nhóm dùng giả dược.

"Chiết xuất từ quả nhân sâm có thể cải thiện những chức năng chính của tình trạng rối loạn cương. Nó có thể được dùng như một biện pháp thay thế thuốc nhằm nâng cao chất lượng đời sống chăn gối của phái mạnh", nhóm nghiên cứu cho biết.

Mặc dù hiện nay, các loại thuốc như Viagra, Cialis và Levitra đã làm cách mạng hóa việc điều trị chứng bệnh này trong 10 năm qua, tuy nhiên, khoảng 30% nam giới dùng thuốc mà không có tác dụng. Với những người này, giải pháp duy nhất là tiêm thẳng thuốc vào dương vật, hoặc sử dụng bơm. Việc phát hiện ra các khả năng của thảo dược sẽ là một giải pháp tốt thay thế trong những tình huống như vậy.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

OFF MÙA THU HÀ NỘI LẦN THỨ 4_ 16/09/2012




Từ trái qua phải: Blogger: người rừng, Bác Thanhlekhac, Bác Ngô Thái, Ma Đình Tú(A Tú), Hương Gió, Thanh Còi


 
Ma Đình Tú(A Tú), Thanh Còi




nhockhoaitien, nguoi rung




Bác Lethanhkhac, Ma Đình Tú, Hữu Hợp




























3 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU HIỆU QUẢ TỨC THỜI

Kinh nguyệt không đều là chứng bệnh của nữ giới ở độ tuổi dậy thì đã hành kinh nhưng hay bị rối loạn, không theo chu kỳ bình thường của mỗi cơ thể. 

Bài viết dưới đây của lương y Vũ Quốc Trung giải thích cơ chế kinh nguyệt của người phụ nữ và đưa ra 3 bài thuốc trị kinh nguyệt không đều. 

Với một phụ nữ, vòng kinh chuẩn nhất là 28 ngày tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau. Tuy nhiên, ít phụ nữ có được vòng kinh chuẩn này hoặc giả sử người vốn có vòng kinh chuẩn cũng đôi khi bị nhanh, chậm. Có thể tóm các chứng rối loạn kinh nguyệt thành hai dạng:

- Rối loạn về chu kỳ: Ngắn quá hoặc dài quá theo chu kỳ chung (một tháng một lần) hoặc theo chu kỳ đặc thù riêng (tinh nguyệt, cự kinh, tỵ niêm) của cá thể phụ nữ; hoặc thất thường khi có khi mất. Kinh nguyệt đến sớm trước kỳ (kinh sớm) thường do thực do nhiệt; kinh nguyệt đến sau kỳ (kinh muộn) thường do hư do hàn. 

- Rối loạn về lượng và chất: Kinh huyết khi nhiều khi ít hoặc ngày hành kinh quá dài, quá ngắn… không theo định kỳ của mỗi cơ thể.

Về nguyên nhân, nggoài do nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực… còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, tập tục sinh hoạt, phòng dục…

CƠ CHẾ SINH BỆNH CÓ THỂ DO: 
- Huyết nhiệt: Do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại rà ẩn náu lâu ngày, gây ra nhiệt uất lâu ngày ảnh hưởng đến Xung Nhâm mà gây ra. 
- Huyết ứ: Sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung, lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra. 
- Can uất: Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tàng trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ mà gây ra.
- Khí hư: Do trung khí quá hư yếu hoặc do tỳ hư suy lâu ngày nên nguồn khí không được sinh ra hoặc không được bổ sung kịp thời, công năng thống nhiếp huyết của tỳ bị ảnh hưởng gây tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.


3 bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than
Ảnh: alchemywellnessgroup.com.


VỀ CÁCH ĐIỀU TRỊ:
* Huyết nhiệt: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục người hay choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Bài thuốc: Đan bì 12 g, Địa cốt bì 12 g, Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Hoàng bá 10 g, Thạch cao 12 g, Sinh địa 16 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g.

- Cách dùng:
Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Can uất: Kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều, ít không nhất định, ngực sườn đầy tức, hay đau hai bên mạng sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác. 
- Bài thuốc: Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Bạch truật 12 g, Đương quy 12 g, Sài hồ 10 g, Đan bì 10 g, Bạc hà 8 g, Cam thảo 6 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g, Hương phụ 10 g.

- Cách dùng:
Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần. 

- Huyết ứ: Kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ một vài ngày, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, người mệt mỏi; chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi. Mạch tế sắc. 

- Bài thuốc: Xuyên khung 12 g, Xuyên quy 12 g, Bạch thược 12 g, Sinh địa 16 g, Cam thảo 6 g, Đào Nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hương phụ 10 g, Ô dược 12 g, Huyền hồ sách 8 g.

- Cách dùng: Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.


Lương y Vũ Quốc Trung

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

CHỮA BỆNH Ù TAI HIỆU QUẢ ĐƠN GIẢN

Trong tai nghe như có tiếng ve kêu, o o, càng về tối càng nặng, tiếng kêu có thể có cường độ khác nhau, từ tiếng nhẹ đến tiếng re ré và bao giờ cũng rất khó chịu nhưng chỉ người bệnh tai ù mới nghe thấy. Trong thiên ‘Khẩu Vấn’ (Linh Khu 28), Hoàng Đế hỏi: “ Con người bị ù trong tai, khí gì đã gây nên nhứ vậy?”, Kỳ Bá đáp: “ Tai là nơi tụ khí của tông mạch. Nếu trong Vị bị rỗng thì tông mạch sẽ bị hư, tông mạch hư thì dương khí đi xuống, mạch sẽ kiệt, cho nên tai bị ù”.

Thiên ‘Hải Luận’ (Linh Khu 33) ghi: “ Tủy hải bất túc thì não bị chuyển, tai ù, chân buốt, choáng váng, mắt không trông thấy gì, uể oải, thích nằm…”.

Thuộc chứng Nhĩ Minh của YHCT.

 

CHỮA BỆNH Ù TAI HIỆU QUẢ ĐƠN GIẢN, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than

Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: Chứng ù tai xẩy ra khi đầu dây thần kinh tai trong bị tổn thương, không thu nhận đúng tín hiệu, âm thanh, do đó, tạo ra một thứ tiến kêu và thường kèm theo tình trạng mất khả năng nghe. Tuy nhiên cần phân biệt:

Ù tai tiếng trầm, ù ù từng lúc, có khi nghe kém, cần xem dái tai, dị vật hoặc tai giữa bị viêm, ứ mủ.

Ù liên tục, tăng dần kèm theo nghe kém, ngậm miệng, bịt chặt cánh mũi, rặn hơi mạnh, nếu không nghe tiếng ‘ục’ hoặc hơi phì lên tai là vòi Eustachi tắc.

Ù tiếng cao như ve kêu  từng cơn kèm theo chóng mặt, nghe kém thường do tổn thương tai trong.

Ù liên tục, rõ rệt, tiếng đặc, kèm theo một số triệu chứng thần kinh thính giác, nên nghĩ đến nhiễm độc thuốc: Ký ninh, Streptomycine…
hCũng có thể do dị ứng, đái tháo đường, huyết áp cao, trong não có khối u, chấn thương ở đầu…

Theo Joseph Touma, nguyên nhân chủ yếu là do tuổi già hoặc do phải chịu tiếng ồn quá mạnh, vì thế người trên 65 tuổi, công nhân làm trong các nhà máy, nhân viên các sân bay, các nhạc công chơi nhạc Rock thường bị chứng ù tai. Chứng ù tai bị xảy ra khi đầu dây thần kinh tai trong bị tổn thương, không thu nhận được đúng tín hiệu âm thanh, vì thế tạo ra thứ tiếng kêu và kèm theo tình trạng mất khả năng nghe.

+ Theo YHCT, trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
A- Thực chứng
1- Do Huyết ứ
Chứng: Tai ù, tiếng ù cao mà nhọn, đầu lưỡi có điểm ứ huyết, kinh nguyệt bế.

Điều trị: Khứ ứ, hoạt huyết.

Dùng bài
+ Đào Hồng Tứ Vật Thang (11) Gia Giảm, Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang (56) Gia Giảm.

2- Do Can Hỏa
Chứng: Đầu đau, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, phiền táo, lúc buồn phiền, tức giận thì tai càng ù hơn, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.

Điều trị: Thanh tả Can hỏa.
Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22 – 23) Gia Giảm, Thông Thánh Tán (57).

Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Trung chử, Hiệp khê, Thái xung (Ế phong, Thính hội là huyệt cục bộ, hợp với Trung chử, Hiệp khê và Thái xung theo cách phối huyệt gần và xa để sơ đạo khí của Can Đởm) (Trung Y Cương Mục).

3- Do Đờm Hỏa
Chứng: Ngực đầy, đờm nhiều, táo bón, tiểu khó, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt, Sác.

Điều trị: Thanh giáng đờm hỏa, cổn đờm, thông khiếu.

Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang (17) Gia Giảm.

Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Trung chử, Hiệp khê, Phong long (Ế phong, Thính hội là huyệt cục bộ, hợp với Trung chử, Hiệp khê theo cách phối huyệt gần và xa để sơ đạo khí; Phong long tiết nhiệt, địch đờm, thông khiếu (Trung Y Cương Mục).

+ Ế phong, Phong trì, Trung chử, Hành gian, Phong long (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thái xung, Khâu khư (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

B- Hư chứng

4- Do Thận Hư

Chứng: gặp nơi người lớn tuổi, người hư yếu. Tai ù âm nhỏ, thường rõ, kèm lưng đau, gối mỏi, hai chân yếu, di tinh, tiểu nhiều. Mạch tế, Nhược.

Điều trị: Tư âm, bổ Thận.

Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm.

Nếu do Thận âm hư mà dương thịnh thì đầu váng, tai ù. Dùng bài trên thêm Từ thạch, Quy bản, Ngưu tất, Ngũ vị tử.

+ Nhục Thung Dung Hoàn (37).

- Lấy một con gà trống lông trắng, chân đen, rửa sạch, đổ chừng 3 lít rượu, nấu chín, ăn, cách vài ngày ăn một con (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

Châm cứu: Châm Ế phong, Thính hội, Quan nguyên, Thái khê, Thận du (Thái Khê, Thận du để tư bổ Thận âm; Ế phong, Thính hội sơ điều kinh khí của Đởm; Quan nguyên bổ ích Thận khí) (Trung Y Cương Mục).

5- Do Khí Hư
Chứng:
Tai ù, chân tay mỏi mệt, ăn ít, tiêu lỏng, hơi thở ngắn.

Điều trị: Kiện Tỳ, Ích khí.

Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Gia Giảm.

Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý (Tỳ du, Vị du điều tiết khí ở tạng phủ, kiện Tỳ, ích Vị; Túc tam lý bổ ích khí huyết, giúp cho việc sinh hóa khí huyết, tinh khí, làm cho khí huyết tăng, tinh khí được đưa lên tai, khiến cho tai hết ù, nghe rõ được) (Trung Y Cương Mục).

- Bá hội, Thính cung, Nhĩ môn, Lạc khước, Dịch môn, Trung chử, Thương dương, Thận du, Tiền cốc, Uyển cốt, Thiên lịch, Hiệp cốc, Đại lăng, Thái khê, Kim môn. Cứu Tâm du từ 5 đến 50 liều (Châm Cứu Đại Thành).

- Ế phong, Phong trì, Trung chử, Hành gian, Phong long, Thái khê, Thận du (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thận du, Quan nguyên (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa)

Nhĩ Châm
+ Tai trong, Tai ngoài, Não, Thận, Thần môn, Can, Hạ bì (Trung Y Cương Mục).

Tags: bài thuốc chữa tai ù, bài thuốc đông y chữa tai ù, bệnh tai ù, châm cứu chữa tai ù, tai ù, đông y chữa tai u


theo: www.thuocnamviet.com

TAGThuốc chữa đau Dạ dày  |  Thuốc chữa sỏi thận  |  Thuốc chữa sỏi mật  |  Thuốc chữa sỏi Gan  |  Bài thuốc hay  |  Linh chi rừng cắt lát  |  Cỏ ngọt  |  Khổ sâm cho lá |  Hoa Kim ngân  |  Tầm gửi  |  Chè vằng  |  Bán chi liên  |  Mật nhân khô  |  Lá sen khô  |  Dứa dại  |  Bạch hoa xà thiệt thảo  |  Cà gai leo khô  |  Bột nghệ đen  |  Bột nghệ vàng  |  Cây lạc tiên  |  Diệp hạ châu  |  Kim tiền thảo  |  Dâm dương hoắc  |  Ba kích tím  |  Lá cây xạ đen  |  Cây xạ đen  |  Lá tắm của người Dao đỏ  |  Lá Atiso  |  Hoa Atiso  |  Hà thủ ô  |  Hạt chuối rừng  |  Cây lá gan  |  Bồ công Anh  |  Hoa Tam Thất  |  Cây mật gấu  |  Giảo cổ Lam  |  Nụ hoa Tam thất khô


CÁCH CHỮA ĐINH RÂU HIỆU QUẢ

Đinh râu là loại mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi. Lúc đầu mụn nhỏ, ngứa, khó chịu, làm mủ chậm. Nếu không điều trị và gìn giữ cẩn thận thì mụn dần dần sưng to cả mặt và xuất hiện biến chứng nhiễm khuẩn huyết với triệu chứng sốt cao, đầu đau, nôn mửa, hôn mê.

CÁCH CHỮA ĐINH RÂU HIỆU QUẢ, Thuoc nam, thuoc nam chua benh soi gan, soi than, soi mat, chua soi gan, chua soi mat, chua soi than 
 
Nguyên Nhân
+ Do Phong nhiệt hợp với độc: phần da bên ngoài không chắc, phần vệ bên ngoài không vững, phong nhiệt xâm nhập vào dương minh, công lên mặt gây nên bệnh.

+ Do Thấp nhiệt hợp với độc: Ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, ngọt, béo, Tỳ Vị tích nhiệt, hóa thành độc. Hoặc bên trong có thấp tà uẩn kết lâu ngày hóa thành nhiệt, hợp với độc tà theo đường kinh đi lên mặt gây nên.
Điều Trị

+ Do Phong Nhiệt Độc: Mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi kèm sốt, sợ lạnh, khát, thích uống nước lạnh, tâm phiền, táo bón, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.

Điều trị: Tán phong, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Dùng bài Kinh Phòng Bại Độc Tán gia giảm: Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Cát cánh, Đơn bì, Liên kiều, Bạch chỉ, Cam thảo (sống), Địa du đều 10g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

+ Do Thấp Nhiệt Độc: Mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi kèm sốt cao, sợ lạnh, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, bài nùng. Dùng bài:
- Giải Độc Bài Nùng Thang gia giảm: Ngân hoa 15g, Ngưu bàng tử (sao), Xuyên sơn giáo, Tạo giác thích, Xuyên khung, Hoàng cầm, Sơn chi tử, Bạch chỉ, Bối mẫu đều 10g, Hoàng liên Sơn từ cô đều 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

- Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Kim ngân hoa Bồ công anh, Tử hoa địa đinh đều 40g, Liên kiều, Cúc hoa đều 20g. Sắc uống.

theo: Y học cổ truyền

TAGThuốc chữa đau Dạ dày  |  Thuốc chữa sỏi thận  |  Thuốc chữa sỏi mật  |  Thuốc chữa sỏi Gan  |  Bài thuốc hay  |  Linh chi rừng cắt lát  |  Cỏ ngọt  |  Khổ sâm cho lá |  Hoa Kim ngân  |  Tầm gửi  |  Chè vằng  |  Bán chi liên  |  Mật nhân khô  |  Lá sen khô  |  Dứa dại  |  Bạch hoa xà thiệt thảo  |  Cà gai leo khô  |  Bột nghệ đen  |  Bột nghệ vàng  |  Cây lạc tiên  |  Diệp hạ châu  |  Kim tiền thảo  |  Dâm dương hoắc  |  Ba kích tím  |  Lá cây xạ đen  |  Cây xạ đen  |  Lá tắm của người Dao đỏ  |  Lá Atiso  |  Hoa Atiso  |  Hà thủ ô  |  Hạt chuối rừng  |  Cây lá gan  |  Bồ công Anh  |  Hoa Tam Thất  |  Cây mật gấu  |  Giảo cổ Lam  |  Nụ hoa Tam thất khô