Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Bài thuốc bí truyền của Người tử tù

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN

 
CHỬA TRỊ: Các dạng ung thư gan, ung thư ruột, ung thư dạ dày, ung thư tử cung, ung thư vú, não, nhức đầu, mất ngủ, nhức mỗi xương cốt, huyết áp cao, ho nóng.

BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN
(Gồm 2 vi thuốc mua ở tiệm thuốc Bắc):

- Kê cốt thảo (1 chỉ) trị gan

- Bán liên chi (37.5 gam)

- Bách hoa xà thiện thảo (75 gam)

CÁCH LÀM:


- Cho thuốc vào nồi đất, nồi nhôm, ấm gang đều được.

- Đổ vô 4 chén nước sắc còn nửa chén

CÁCH UỐNG:

- Nước nhất uống buổi sáng

- Nước nhì uống buổi chiều

- Có thể nấu nước ba nên nấu nhiều nước thay nước trà rất tốt

· Lưu ý: Nên để nguội hãy uống và uống trước bữa ăn 1 giờ hay 2 giờ

NGUỒN GỐC BÀI THUỐC

Là do một tử tù ở Mỹ đã hiến lại bài thuốc trước 3 ngày hành hình. Theo người tử tù, bài thuốc gia truyền đã có 5 đời và chỉ truyền lại cho con trai trong gia đình mà thôi. Vì sợ thất truyền nên anh ta đã hiến lại.

Thực tế bài thuốc mang lại hiệu quả rất tốt cho nhiều bệnh nhân


Một thương gia lớn, kinh doanh khách sạn tại KYOTO bị bệnh nan y (ung thư gan) ông đã sang Mỹ điều trị bằng thuốc này, uống 4 thang bệnh bình phục, hiện nay vẫn còn sống

Ông thấy nên phổ biến bài thuốc này để giúp nhiều người bệnh. Ông hiến cho nơi chữa bệnh Phật giáo KYOTO

Phật giáo KYOTO biết tại Việt Nam (Thành Phố HCM ) cũng cò nơi điều trị bệnh Phật giáo và đã tặng lại bài thuốc này cho Tuệ Tĩnh Đường TP HCM để cứu người.

BÀI THUỐC NÀY: Nước uống làm mát gan, làm tiêu mở trong máu.

THÀNH PHẦN:
Bách Liên Chi và Bách Hoa Xà Thiệt Thảo là loại cỏ không độc, tác động làm bài tiết các chất dơ bẩn trong cơ thể.

Chú ý:
- Khi dung thuốc này không được uống những thứ rựu khai vị như: rựu bia, rựu nho… vì rựu làm loãng thuốc và giảm công hiệu của thuốc.
- Trường hợp bị ung thư ngoài da, sau khi uống lấy xác thuốc này giã nát cho vào chút nước, đắp chung quanh vết thương.
- Thuốc này ai uông cũng được, không phân biệt tuổi tác, trai gái, già trẻ đều dung được

Sau khi uống sẻ đi đại tiện nhiều, các chất vôi, chất mủ dầu theo phân, theo nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể trng những lần uống đầu. Sau đó uống thường xuyên mỗi ngày thì đi tiêu đi tiểu thoải mái và sạch, đó là lúc thuốc có hiệu nghiệm, khi đó tinh thần người bệnh khỏe khoắn minh mẫn không còn cảm thấy đau nhức.

Nói tóm lại: Bài thuốc này rất hiệu nghiệm cho bệnh ung thư bộ tiêu hóa và tẩy độc cho mọi người dù không bị ung thư.



Trị sỏi mật và viêm đường mật bằng Đông y



Các bài thuốc y học cổ truyền có hiệu quả rõ rệt nhất với các trường hợp viêm túi mật và sỏi mật thông thường (khí trệ) hoặc có vàng da, sốt (thấp nhiệt). Đông y cũng có tác dụng ngăn ngừa tái phát sau khi phẫu thuật lấy sỏi.

Sỏi mật, viêm đường dẫn mật là bệnh mạn tính, hay tái phát với các triệu chứng chủ yếu là: đau vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da. Trên lâm sàng, bệnh được chia làm 4 thể:

- Thể khí trệ hay khí uất tương ứng với chứng viêm túi mật và sỏi mật đơn thuần.

- Thể thấp nhiệt tương ứng với chứng viêm và sỏi mật có sốt cao, vàng da nhiều.

- Thể thực hỏa tương ứng với chứng viêm túi mật hóa mủ, nhiễm trùng, nhiễm độc.

- Thể chính hư tà hãm tương ứng với chứng nhiễm độc do viêm phúc mạc tràn mật.

Phương pháp điều trị viêm đường mật và sỏi mật bằng Đông y khá phong phú; nhưng chúng hầu như và chỉ thích hợp với thể khí trệ và thấp nhiệt. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật điều trị sỏi đường mật, có thể dùng thuốc Đông y để phòng bệnh tái phát.

Thể khí trệ

Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức âm ỉ hay đau nhiều, có lúc không đau, miệng đắng, họng khô, không muốn ăn uống, không sốt cao, có hoặc không có vàng da, mạch nhanh trên 90 lần/phút.

Bài thuốc: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi thứ 40 g, uất kim, chỉ xác mỗi thứ 8 g, sài hồ, xa tiền tử mỗi thứ 16 g, khổ luyện tử 6 g, chi tử 12 g, đại hoàng 4 g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc đun thay nước uống hằng ngày lâu dài. Nếu đại tiện phân lỏng, có thể giảm hoặc bỏ hẳn vị đại hoàng.

Thể thấp nhiệt

 
Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức, miệng đắng họng khô, lợm giọng, buồn nôn, sốt sợ lạnh hay lúc sốt lúc rét, niêm mạc mắt vàng, da vàng, nước tiểu đỏ hay vàng, táo bón, lưỡi bẩn, rêu lưỡi vàng dày.

Bài thuốc: Long đởm thảo, hoàng cầm, sơn chi tử mỗi thứ 12 g; sài hồ 16 g, cam thảo, đại hoàng mỗi thứ 4 g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong giai đoạn bệnh cấp, có sốt 5 đến 10 thang. Giai đoạn ổn định có thể quay lại dùng bài trên.

Cách gia giảm như sau: Nếu cảm giác bụng đầy, thêm mộc hương, hương phụ; uất kim mỗi thứ 8 g; sốt và vàng da nhiều, thêm hoàng liên, hoàng bá mỗi thứ 12 g; bồ công anh 40 g; nếu đau nhiều thêm diên hồ sách 12 g và mộc hương 4 g; nếu nôn mửa, lợm giọng, thêm trần bì, bán hạ mỗi thứ 8 g; táo bón thêm mang tiêu 20 g.

Lưu ý: Không dùng phương pháp y học cổ truyền đơn thuần trong các trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Người bệnh cần được thầy thuốc theo dõi để kịp thời can thiệp bằng y học hiện đại như: phẫu thuật, chống nhiễm trùng, nhiễm độc...

TS Lê Lương Đống

THUỐC AMA KÔNG VÀ CHUYỆN THÂM CUNG BÍ SỬ

THUỐC AMA KÔNG VÀ CHUYỆN THÂM CUNG BÍ SỬ

          Dân gian có câu chuyện vui, rằng là có một anh chàng... yếu, bèn đến nhờ bác sĩ tiêm cho một mũi thuốc dạng như... Ama Kông. Bác sĩ tiêm xong thì hẹn: Thuốc có giá trị trong 4 tiếng. Anh này ba chân bốn cẳng chạy về thì vợ lại... đi công tác. Gọi điện thoại lại cho bác sĩ xem có cách gì... rút thuốc ra không, bác sĩ bảo: Thì anh sang đỡ nhà... hàng xóm. Ông này văng tục: Tôi mà sang nhà hàng xóm được thì cần gì tiêm thuốc của ông?...

THỰC HƯ AMAKÔNG, THUỐC CỦA ĐÀN ÔNG...

          Cũng mới chỉ khoảng chục năm trở lại đây thì cái gọi là rượu Ama Kông mới nổi như... viagra, chứ trước đấy, cả những người Tây Nguyên thứ thiệt, chả ai biết nó là cái món gì?

          Mới đây, thuốc tăng sinh lực Ama Kông lại một phen nổi tiếng khi con trai Ama Kông là ông Khăm Phết Lào đi kiện một ông bác sĩ phó chủ tịch hội đông y tỉnh Đak Lak... Cuộc kiện này vừa ngã ngũ vào cuối tháng mười, tòa phán ông bác sĩ phải trả cho ông già Ama Kông 2 triệu đồng và không sử dụng hình ảnh của ông quảng cáo trên trang web của ông bác sĩ. Như thế thì chứng tỏ ông Ama Kông oách lắm rồi, nổi tiếng lắm rồi. Một ông già chân đất mắt toét hơn chín mươi tuổi được một bác sĩ đầy mình chữ và đầy mình thuốc vác lên quảng cáo trên web mà lại khước từ và lại còn đòi bồi thường nữa thì chứng tỏ cái ông này phải có một cái gì đấy khiến cho mọi người quan tâm thế chứ.

          Sự quan tâm của tôi với ông lại càng tăng lên khi càng ngày càng có nhiều bạn bè tứ phương gọi điện thoại nhờ mua thuốc Ama Kông về ngâm rượu (trong khi thú thực, cũng là đàn ông và cũng thích những thuốc gì mà uống vào... đàn bà thích nhưng tôi mới chỉ duy nhất một lần có một bình rượu Ama Kông của một anh bạn ở Buôn Ma Thuột gửi tặng. Bình này anh cũng được biếu và... vợ anh không cho anh uống- Tôi biết cô này có cái lý của mình). Tôi nhớ bình rượu đỏ sậm màu bồ quân, đủ các loại củi rễ lềnh phềnh, tôi uống và... đẻ hai cô con gái...

          Trước tết này cũng có một số bạn bè gọi nhờ mua thuốc Ama Kông. Trời ạ, thứ nhất là tôi ở Pleiku, còn ông Ma Kông huyền thoại kia ở Buôn Đôn, cách tôi hơn hai trăm cây số, thứ hai là, thú thật, tôi không tin lắm cái ông già hom hem hơn chín mươi tuổi, mắt mũi toét nhoèn, chân tay run rẩy, bây giờ suốt ngày bị bà vợ thứ tư, rừng rực lửa và luôn luôn sặc sụa mùi rượu, đuổi đánh vì... hết sức chiến đấu. Thứ ba là, quả tình cũng đã từng uống Ama Kông nhưng tôi không nhớ rõ rệt lắm cái cảm giác hoành tráng mà mọi người hay thêu dệt, thêm nữa có vẻ như tiếng đồn về thuốc Ama Kông nó... nổi tiếng hơn thuốc Ama Kông, cũng hệt như cái tiếng về Cao Lầu xứ Quảng có vẻ ngon hơn những gì mà bạn đã thực sự thưởng thức món này tại Tam Kỳ hoặc Hội An...

          Thì tôi kể lại vui vui những gì biết về rượu Ama Kông?


Tất nhiên đây là Ama Kông

          Lâu rồi, nhân về Buôn Ma Thuột dự một lễ hội đua voi, tôi lặn lội xuống Buôn Đôn, để tìm hiểu về nghề săn voi ở đây, cái nghề danh bất hư truyền đã làm cho Buôn Đôn nổi tiếng, thậm chí nổi hơn cả những gì nó có. Hồi ấy voi Buôn Đôn còn nhộn nhịp lắm, và Ama Kông đang nổi tiếng về tài săn voi chứ cái món thuốc của ông nó vẫn còn nhạt nhòa lắm. Trong khi cánh nhiếp ảnh dàn dựng hết bắt ông đứng trước vòi, bên hông, trên bành, sau đuôi, cầm tù và, giơ khiên, chếch cung... để chụp ảnh thì tôi lại chú ý đến người đàn bà khoảng trên ba chục tuổi mà tôi đoán là... con ông, luôn thể hiện chủ quyền đối với ông. Chị càm ràm chụp gì chụp miết, không cho ông già nghỉ, cũng không cho ông già tiền nữa... Cũng đang bị... sở hữu, tôi lờ mờ nghi bà này không phải là con, con không sở hữu bố kiểu ấy. Hỏi mấy chú nài voi thì mới biết người này là vợ thứ... tư của ông. Tôi buột mồm khen "bố cháu" khỏe quá, hoành tráng quá. Ông cười móm mém nói đại ý: Đời tôi quyết không để chị em phải khổ, phải thất vọng. Đã thương tôi là tôi lấy về, và lấy về là không thất vọng vì tôi. Anh có muốn được như tôi thì hãy... uống thuốc của tôi đi. Tôi bình: Người Mơ Nông maketting đấy. Lơ đãng thế nhưng hình như sau đấy thì thuốc của ông bắt đầu... vang dội, nhất là khi sau đó bà vợ thứ tư này sinh cho ông một đứa con gái khá kháu khỉnh. Nhà báo Nguyễn Thanh Đạm, TBT báo Lâm Đồng đã chụp... trộm được ảnh hai bố con ông. Lúc chụp bức ảnh này, Ama Kông 85 tuổi và con gái ông đâu chừng 6 tuổi và mẹ cháu khoảng gần 40 tuổi.

 


Con gái ông, lúc này chừng 7 tuổi, má lúm đồng tiền, hoành tráng. Còn ông bố  Ama Kông đứng cạnh thì hớn hở thổi tù và theo "chỉ đạo" của nghệ sĩ chớp ảnh.

 
Vợ ông đấy

 


Còn đây là con gái lớn của ông, người đang kinh doanh thuốc mang tên ông tại ngôi nhà bằng gỗ cũ nhất Tây Nguyên.

          Có lần tôi đi cùng các nhà văn dự trại sáng tác văn học của Báo Công An nhân dân tổ chức, vào thăm buôn Đôn, gặp một cô gái rất trẻ và đẹp đến ngẩn ngơ đi cùng chồng bằng xe biển 29, tức từ Hà Nội vào. Chắc là hai vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật. Đến Buôn Đôn, chồng vừa đỗ xe là cô xăm xăm đi thẳng vào nhà Ama Kông. Một lúc sau trở ra cô xách lặc lè hai tay hai túi tướng thuốc Ama Kông khô. Nhà thơ PQ chép miệng: Chết thật, sao nó... ngu thế, nó không biết bản thân cái sắc đẹp kinh hoàng kia đã là "bố" Ama Kông rồi? Tôi chợt nhớ đến cái sự anh bạn tặng tôi bình rượu thuốc Ama Kông mà chị vợ không cho anh uống. Thực ra là chị vợ này rất tự tin cho rằng mình đã là... thuốc rồi, uống thêm Ama Kông làm gì? Dân gian có câu chuyện vui, rằng là có một anh chàng... yếu, bèn đến nhờ bác sĩ tiêm cho một mũi thuốc dạng như... Ama Kông. Bác sĩ tiêm xong thì hẹn: Thuốc có giá trị trong 4 tiếng. Anh này ba chân bốn cẳng chạy về thì vợ lại... đi công tác. Gọi điện thoại lại cho bác sĩ xem có cách gì... rút thuốc ra không, bác sĩ bảo: Thì anh sang đỡ nhà... hàng xóm. Ông này văng tục: Tôi mà sang nhà hàng xóm được thì cần gì tiêm thuốc của ông?...

          Ông Ama Kông bây giờ trở thành biểu tượng của... Buôn Đôn. Ai đã đến Buôn Đôn cũng đều phải vào thăm ông. Thăm mà ít khi thấy ông vì nhiều nhẽ. Lúc khỏe thì ông đi rừng, lấy thuốc, săn voi, hoặc đơn giản chỉ là cưỡi voi đi thăm thú. Con voi của ông tên Khăm Thưng rất khôn. Buôn Đôn là một vùng đất rất lạ, nó có sự hòa huyết của đến mấy dân tộc, trong đó có người Lào. Đôn có hai cách gọi, Buôn Đôn là tiếng Mơ Nông, Bản Đôn là tiếng Lào, tức là làng Đảo. Ngay tên Buôn Ma Thuột cũng thế. Buôn Ma Thuột là tiếng Êđê, tức là buôn của Bố thằng Thuột, còn tên nữa là Ban Mê Thuột, tức là bản của Mế thằng Thuột tiếng Lào. Nên voi của Ama Kông là Khăm Thưng, con trai lớn của ông là Khăm Phết Lào (Khăm là họ Lào). Còn bây giờ thì cũng không thấy ông vì ông về nhà các con để ở, chủ yếu là để... trốn bà vợ thứ tư, một thời rất xinh đẹp khỏe mạnh, đã khiến ông lão Ama Kông mê mẩn cưới về làm vợ khi cô này bằng khoảng một phần ba tuổi ông, ít hơn tuổi con ông rất nhiều. Nhưng khi đã vào tuổi... chín mươi, dẫu có mỗi ngày hàng tấn thuốc rừng kia, thậm chí cả... viagra thứ thiệt liều cao thì vẫn là cái cảnh cái chỗ cần run thì nó... không run, còn lại là toàn thân run lẩy bẩy, bèo nhèo... Thế nên cô kia chán, sinh ra nghiện rượu. Và cứ rượu vào là... vác dao rượt ông lão chạy có cờ. Bây giờ trong ngôi nhà cổ trăm năm tuổi hoàn toàn bằng gỗ kể cả ngói của Ama Kông là bà con gái của ông, cũng phải trên sáu chục tuổi. Bà này trông tướng rất phúc hậu, ăn trầu bỏm bẻm như người Kinh, ngồi bán thuốc, rất tự tin khi tuyên truyền về thuốc và đoán bệnh người đến mua (Thực ra thì việc đoán bệnh người đến mua trong trường hợp này là quá dễ, chỉ loanh quanh chuyện... đàn ông khỏe mà thôi) trong khi cái tấm biển quảng cáo thuốc viết bằng bút mực trên một tấm bìa các tông rách to bằng quyển vở, nguyên văn: THUỐC MA KÔNG. Công dụng: ngâm riệu, một thang thuốc ngâm từ 7-8 lít. Tác dụng: Đâu lưng, nhức mõi, đau khớp, tráng dương. Nhưng mà quả thực, với tuổi ấy, sức khỏe ấy, trí óc vẫn minh mẫn thế... Ama Kông đã trở thành tượng đài của... sức khỏe Việt Nam, của "bản lĩnh đàn ông". Hồi mới lên Tây Nguyên, tôi có một nhận xét, đời sống người Tây Nguyên còn lạc hậu, tỉ lệ chết khi sinh rất cao vì khi sinh người đàn bà tự vào rừng làm lán rồi tự đẻ, tự nuôi nhau bao giờ con cứng thì về. Con ba ngày dây rốn còn lòng thòng mẹ đã gùi ra suối... tắm, ăn thì bắp (ngô), mì (sắn), đu đủ xanh... đường sữa đừng bao giờ mơ, dù là sữa nhiễm melamine bây giờ, thế nhưng nhờ vậy mà đứa trẻ nào đã sống thì rất khỏe mạnh và rất đẹp, con trai cao ráo ngực nở bụng thon đùi ếch, con gái chắc nịch mắt đen da nâu ngực mỡ màng mông tròn mẩy ngậm tẩu cười phớ lớ. Bây giờ y tế thôn bản về giúp người dân rất nhiều nên sức khỏe người Tây nguyên tăng lên, dịch bệnh ít đi, và tỉ lệ người sống sau sinh rất cao nên nếu không chú ý thì thấy cái sự trường thọ của cụ Ama Kông là... thường. Bằng cái việc có con khi đã lớn tuổi như thế, bằng việc sức khỏe và sống thọ như thế, chả cần PR thì người ta cũng thấy lồ lộ lên cái sự... cường tráng của thuốc Ama Kông. Nhưng cũng xin cung cấp rằng, Cho đến nay, bài thuốc "đàn ông" của cụ Ama Kông vẫn chưa được ngành y tế kiểm định và cho phép lưu hành. Tuy nhiên, thuốc Ama Kông hiện đang được bán công khai tại rất nhiều nơi ở tỉnh Đắc Lắc. Rất nhiều điểm bán thuốc Ama Kông mà không phải Ama Kông, ai cũng có thể có thuốc Ama Kông, ai cũng đi lấy thuốc về phơi khô rồi xưng xưng: thuốc Ama Kông đấy, thuốc này Ama Kông đã uống đấy...

 


 

Ngôi nhà này hơn một trăm năm tuổi và hoàn toàn bằng gỗ, kể cả ngói được dùng làm nơi bán thuốc

Nhưng tết này, trong nhà có một bình rượu Ma Kông rực đỏ như thế, bổ béo chỗ nào chưa biết hoặc là biết... sau, nhưng tôi cho rằng nó sẽ rất sang và cả... oai hùng nữa bạn ạ.

V.C.H

 

 

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Bí ẩn bùa yêu ở xứ Mường



Trai gái từ ghét nhau có thể trở nên yêu thương nhau, chỉ với vài câu bùa chú có thể gọi được người cách hàng nghìn cây số trở về nhà… Xưa nay, xứ Mường vẫn đồn đại những câu chuyện nửa thực nửa hư như thế…
Xứ Mường xưa nay vẫn nổi tiếng với những câu chuyện về bùa ngải mà ly kỳ nhất là chuyện làm bùa yêu. Hai vợ chồng sống với nhau có trục trặc cũng đến nhờ thầy hàn gắn hay chẳng hạn trai gái chưa ưng nhau, nhờ thầy làm bùa “mần” vào nắm muối, củ gừng, cái lược là quấn quít không rời. Người đang yêu chết mê chết mệt thầy cũng chỉ cần “mần” là “ai đi đường nấy ngay”. Thậm chí, người ở cách xa hàng nghìn cây số thầy chỉ cần lẩm bẩm vài câu chú là tức tốc trở về…
Có người thì khẳng định như đinh đóng cột là có thật, có kẻ nghe xong thì phán chỉ là chuyện hoang đường, do thêu dệt mà ra… Trải qua nhiều năm, bức màn bí ẩn xung quanh những câu chuyện bùa chú ngày càng phủ dày thêm.

Bàn thờ và những vật dụng làm bùa chú của các thầy người Mường.
Trong buổi chiều nắng gay gắt, nhân chuyến công tác qua Lạc Sơn, Hòa Bình, một huyện vốn nổi tiếng về bùa ngải xứ Mường, chúng tôi tìm đến UBND xã Yên Phú để tìm hiểu về chuyện làm bùa. Vốn chẳng mấy tin vào mấy chuyện ma quái thần thánh nhưng phần để thoả trí tò mò, phần thì cố gắng tìm hiểu phần nào hư thực xung quanh bức màn bí ẩn ấy.

Tiếp chúng tôi, ông Bùi Văn Đức, chủ tịch UBND Xã Yên Phú vừa nhấp ngụm trà vừa cười khề khà nói: “Tôi năm nay cũng hơn 40 tuổi rồi, nhưng thú thật những câu chuyện bùa ngải cũng mới chỉ được nghe ông bà kể lại chứ cũng chả được dịp chứng kiến hư thực ra sao.
Chỉ nghe bà con truyền tai nhau nằm miết trên núi của xóm Thung có ông thầy làm bùa giỏi ghê lắm. Khắp làng xã, thậm chí tỉnh khác cũng tìm về nhờ thầy giúp. Nếu chị muốn tìm hiểu tôi có thể cho người dẫn đi. Nhưng không chắc là ông ấy có tiếp chuyện nhà báo không. Chuyện làm bùa ngải người ta kín tiếng lắm”.
Nói rồi ông Đức quay ra gọi với ra ngoài: “Anh Hải ơi, lại tôi nhờ cái”. Ông Bùi Văn Hải được giới thiệu là Phó chủ tịch, phụ trách văn hóa xã, là người có dáng người mảnh khảnh, tóc muối tiêu, đặc biệt cách nói chuyện rất hóm hỉnh.
Vừa nghe chúng tôi bày tỏ ý định muốn tìm hiểu về chuyện bùa chú, ông đã cười ha hả, vỗ tay đồm độp: “Cái ông Tản trên xóm Thung ấy, cũng là chỗ thông gia với tôi. Cả làng cả xã này người ta vẫn bảo ông ấy là thầy bùa tài nhất. Chả biết phải không nhưng hiện giờ ông ấy đang sống với vợ hai trên đỉnh núi Thung, kém tới hơn 20 tuổi. Người ta bảo là do ông ấy đặt cái quần của mình lên quần của bà ấy rồi bà ta cứ thế theo về đấy…”.
“Chú dẫn chúng cháu lên gặp thầy Tản nhé”, tôi nói chen vào, không giấu vẻ hứng khởi. Ông Hải xua tay: “Đi bộ xa, trời lại nắng thế này leo núi vất lắm, tôi e phóng viên không lên nổi”. Nhưng thấy tôi cứ khăng khăng xin đi ông Hải đành gật đầu đồng ý kèm theo lời dọa đùa: “Đi nửa đường không được đòi xuống nhé. Mà nếu thầy Tản “ưng” cô bỏ bùa bắt cô làm vợ tôi không chịu trách nhiệm đâu nhá”. Tôi gật đầu quả quyết, chưa từng tin có chuyện bùa ngải nhưng thú thật cũng thấy… hơi lo.
Bỏ lại đồ đạc xe cộ, chỉ mang theo cuốn sổ tay, chúng tôi hăm hở bước theo ông Hải diện kiến “cao thủ bùa ngải xứ Mường”.
Chú Móng - "hoa tiêu" của chúng tôi.
Con đường lên núi tìm đến nhà thầy Tản là một dải đất nhỏ quanh co, ôm lấy sườn núi. Trời mới mưa nên đường hãy còn lầy lội lắm. Một bên là núi cao, một bên là vực sâu hun hút, chúng tôi vừa đi vừa phải vịn lấy những tảng đá hai bên đường hay tóm lấy đám cỏ dại, nhấc chân từng bước một sợ bước hụt là đi tong như chơi.

Con đường núi dốc dựng đứng, thi thoảng lại bị đá tảng chèn ngang đường nên quãng đường gần 4 km mà tưởng chừng như vô tận. Có đoạn cây cối rậm rạp đan vào nhau thành những đoạn hang tối mù mịt. Mồ hôi đầm đìa ướt nhẹp cả áo, chúng tôi ai nấy đều thấm mệt, vừa đi vừa thở hổn hển. Chốc chốc, chú Hải lại phải quay lại chờ, nhắc nhở chúng tôi đi cẩn thận.
Rồi chú quay sang tôi trách đùa: “Mới đi có thế đã mệt thế này rồi. Tìm đến nhà thầy Tản đa phần là nữ thôi, tuần nào cũng có 7, 8 người từ khắp nơi đổ về tìm thầy. Có bà 50 tuổi vượt hàng trăm cây số từ Hà Nội lên, béo ục ịch còn phăng phăng tìm đến nhà thầy 4, 5 bận ấy chứ. ”.
Chẳng biết hư thực thế nào, chứ 4, 5 bận vượt quãng đường núi non hiểm trở thế này để xin bùa hàn gắn gia đình thì hẳn những người tìm đến đây phải quyết tâm lắm. Nếu không yêu chồng tha thiết, nếu không cố gắng níu giữ hạnh phúc gia đình thì chẳng thể nào làm được như thế. Rồi những bận leo lên, trèo xuống cả chục cây số, người ta có thời gian nhìn lại câu chuyện của chính mình mà sáng suốt có những cách cư xử thấu đáo nhất, tôi trộm nghĩ, đó là thứ bùa linh thiêng nhất rồi.
Đang đi thì chú Hải dừng lại chỉ tay: “Kia kìa, cái nhà sàn đó đấy. Tới nơi rồi”.
  Diện kiến "cao thủ bùa yêu xứ Mường"
Ông Quách Văn Tản được coi là một trong những “cao thủ” tài ba nhất ở xứ Mường ở Hòa Bình. Theo lời ông, gần 20 năm qua ông đã giúp hàn gắn hàng trăm gia đình quanh bản, những người ở nơi khác tìm về thì không kể siết…

Nhìn theo tay của chú Hải, người dẫn đường của chúng tôi, ngôi nhà sàn đơn sơ nằm chênh vênh trên dãy núi sừng sững dần hiện ra. Lúc chúng tôi đến thì ông Tản đang loay hoay kiểm tra những tổ ong rừng trước cửa nhà. Thấy có người lạ ông dừng tay, ngẩng mặt gật đầu chào chúng tôi.

Hai người đàn ông trao đổi qua lại bằng những câu tiếng Mường mà tôi chỉ bập bẹ hiểu đôi ba câu. Nói đoạn, ông Tản tươi cười mời chúng tôi lên nhà, đến lúc đó tôi mới nhìn rõ khuôn mặt người đàn ông gắn với nhiều giai thoại và lời đồn đại này.

Ông tên thật là Quách Văn Tản, là người gốc ở xóm Thung, Yên Phú. Đã bước sang tuổi 60 mà nom ông Tản còn trẻ lắm. Thân hình rắn rỏi, nước da trắng và dáng người mảnh khảnh, mái tóc cũng chỉ điểm vài sợi bạc. Nếu không nói hẳn người đối diện khó đoán biết được tuổi thật của ông
 .

Chân dung "cao thủ bùa yêu" xứ Mường



Thấy chúng tôi thực tình muốn tìm hiểu, lại được sự giới thiệu của ông thông gia vì thế sau khi nhâm nhi chén rượu pha mật ong rừng, ông Tản khề khà kể tường tận về cái cơ duyên đưa ông đến với “nghiệp thầy bùa”.

Làm thầy bùa nhờ… nằm mơ

Cầm cái ống điếu cày dài cả mét, ông Đản rít 3, 4 hơi dài nhả khói, lim dim kể: “Bố mẹ, ông bà tôi chưa có ai là thầy bùa cả. Trước đây tôi cũng là người bình thường như ông Hải đây. Cũng là dân lao động, lên rừng kiếm củ khoai, củ sắn, trồng cây ngô làm kế sinh nhai như bao người dân bản khác.

Đến năm tôi khoảng hơn 40 tuổi, thằng con trai thứ khi ấy ốm liệt giường, chạy chữa thuốc thang mãi chưa khỏi. Một đêm đang ngủ thì nằm mơ thấy một người già hiện lên bảo: Phải làm một bàn thờ, sau người phù hộ cho gia đình êm ấm, con cái khỏe mạnh. Người già ấy nhìn không rõ mặt nhưng giọng nói thì sang sảng, nghe rõ mồn một từng lời.

Tỉnh dậy tôi có kể cho vợ nghe nhưng vốn trước đó chưa từng tin vào những chuyện ma quái, bùa ngải, thần thánh nên chỉ xem đấy như một giấc mơ bình thường. Tuy nhiên, càng ngày thì giọng nói của người già càng nhiều. Ngay cả những lúc thiu thiu ngủ, hay thậm chí nằm chợp mắt buổi trưa cũng nghe văng vẳng lời truyền bên tai. Thậm chí, Người đứng ở đầu giường ấy, bảo không làm theo lời Người bảo sẽ bị đánh. Đến độ, ít lâu sau đó tôi bị điếc và cứng hàm không nói được.

Đến lúc này sợ quá mới lập bàn thờ ở góc nhà theo như lời chỉ dạy của người già. Sau đó thì con trai khỏi bệnh, bản thân tôi cũng nghe rõ hơn, không bị cứng hàm nữa mà người cũng khỏe khoắn hẳn ra.

Những bài khấn làm bùa về sau này cũng là do người già đọc cho, tỉnh dậy cứ thế mà khấn lâu dần thành quen".

“Mần” vào củ gừng, nắm muối… hàn gắn hàng nghìn gia đình

Bàn thờ “linh thiêng” theo lời thầy Tản, đặt ở góc nhà là một chiếc bàn gỗ cũ kỹ cao chừng thắt lưng người. Bên trên phủ chiếc chiếu hoa, trên cùng đặt hai bát hương, mấy chai rượu, cái quạt, cây nến…

Ông Tản trong trang phục thầy bùa
Theo thầy Tản, người đến xin bùa làm mâm cơm (tiền đặt lễ, chai rượu, đĩa xôi, con gà hoặc thịt lợn) thành tâm quỳ trước bàn thờ, thầy sẽ khấn rồi “mần” vào củ gừng, nắm muối, cái khăn… Tùy theo mức độ… khó dễ mà người xin bùa phải lên thỉnh thày 2, 3, hay 4 bận.

Sau đó, người xin bùa khi đến gặp người mình muốn “bỏ bùa” cứ mang theo bên mình là được. Người nào chồng chán chồng chê, chồng sẽ lại yêu thắm thiết. Người nào theo đuổi mãi cô gái không đồng ý, dắt bùa theo người là cô gái kia phải yêu mê mệt. Người nào chán chồng, người nào muốn bỏ vợ cũng nhờ đến thầy, thầy mần cho là đường ai nấy đi…

Câu chuyện đầy chất hoang đường, khó tin, ấy vậy mà theo thầy Tản, mỗi năm có đến 200-300 lượt người tìm đến nhà thầy xin bùa chú. Tính nguyên trong bản thầy cũng hàn gắn cả trăm gia đình (điều này ông Hải cũng gật gù xác nhận), những người ở tỉnh xa như Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây (cũ), thậm chí cả Đắk Lắk, TP. HCM… cũng tìm về nhờ thầy giúp.

“Có ngày 4, 5 người cùng tìm đến một lúc, ngay như hôm qua cũng có người từ Hà Nội về. Bà này 45 tuổi, là giáo viên đấy, nghe bảo chồng đi theo người khác đến nhờ tôi làm bùa yêu để chồng bỏ cô gái kia mà về với gia đình. Lên đây là lần thứ 3 rồi. Nếu có chép tên tuổi những người tìm đến em cả cuốn sổ dày trăm trang cũng không đủ. Ngày lễ ngày Tết người ta cứ nườm nượp tìm về cảm ơn…”, ông Tản kể không giấu vẻ tự hào.

Tuy nhiên, thầy Tản cũng thừa nhận không phải ai thầy cũng làm bùa thành công. Người nào không hợp mệnh thầy thì khó lòng mà thành được, thầy bảo 10 người cũng chỉ được… 8, 9.

Tôi hỏi đùa: “Có phải thầy cũng dùng bùa để làm bà Hai mê không. Bà ấy vừa trẻ vừa đẹp lại kém thầy tới 20 tuổi…”. Thầy Tản nhấp thêm chén rượu cười khà khà, còn bà Hai ngồi bên cạnh thì đỏ mặt cười ỏn ẻn: “Ừ đấy, ông ý bỏ bùa mê tôi đấy…”. Lúc bà Hai vừa đi khuất ông Tản thì thầm nói chỉ đủ cho chúng tôi nghe: “Bà ấy thì chẳng phải bỏ bùa đâu, thương nhau thì đến với nhau thôi. Nhưng cũng còn 2, 3 bà nữa, phải giấu chứ, các bà ấy mà biết là ghen ầm ầm…”.

Khi chúng tôi xin phép ông Tản ra về, trời cũng đã nhá nhem tối, ánh trăng rằm chênh chếch soi đường. Suốt đoạn đường xuống núi, chúng tôi không ai nói với ai câu nào, ước đoán mỗi người đều theo đuổi suy nghĩ riêng của mình trước câu chuyện khó tin, nhiều tình tiết mê tín của ông Tản. 


Riêng bản thân tôi, vốn không mấy tin vào những chuyện thần thánh ma quái như vậy. Nhưng dẫu sao vẫn phải thừa nhận rằng, bùa ngải nếu nhìn một cách tích cực thì đó là nét văn hóa của nhiều dân tộc, thể hiện ước mơ hạnh phúc. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nó để hoạt động mê tín dị đoan, gây dư luận không tốt cho xã hội.


--------------------------------------------oOo------------------------------------------theo www.thuocnamviet.com

A Tú  -   0986 796 990  -  Chuyên đặc trị Sỏi gan, Sỏi mật, Sỏi thận - Chữa Viêm loét dạ dày. Bằng thuốc nam gia truyền Dân tộc Tày. Thuốc được bào chế từ các loại Biệt dược, thảo dược quý hiếm từ thiên nhiên, không gây nóng, Không gây tác dụng phụ. Đảm bảo khỏi 100% trong vòng 1 tháng - Đặc biệt mỗi tuần uống 1 lần.

MA ĐÌNH TÚ (A TÚ) Đ/C: Khu 7, Thôn Ngọc Lâu, Xã Hà Lộc, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ
Tài khoản: 2701 2050 29543 Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Thị Xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ